Ukraine vật lộn để tránh vòng xoáy siêu lạm phát khi chi phí quân sự tăng cao

Ngân hàng Trung ương Ukraine trên thực tế đã phải in tiền để trả lương cho binh sĩ, nhưng biện pháp này được cho là không bền vững.

Khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bước sang tháng thứ 7 vào ngày 24/8, Kiev đang mắc kẹt giữa nguy cơ khủng hoảng tài chính và việc trụ vững trên chiến trường.

Nguồn thu từ thuế của Kiev đã giảm mạnh do nền kinh tế rơi tự do, trong khi chi tiêu quân sự tăng vọt. Chính phủ quốc gia này phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt ngân sách 5 tỷ USD mỗi tháng.

Để bù đắp cho việc thiếu tiền mặt, Ngân hàng Trung ương Ukraine đã triển khai in tiền và phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 7,7 tỷ USD trong sáu tháng qua. Tờ Financial Times báo cáo rằng chính sách trên đã tạo ra 3,6 tỷ USD chỉ trong tháng 6.

Lạm phát hoành hành có thể phá hủy nền kinh tế

Với việc chiến tranh có thể kéo dài vô thời hạn, đất nước này phải đối mặt với viễn cảnh lạm phát tăng cao và thậm chí có thể là siêu lạm phát.

Điều đó sẽ làm xói mòn thêm giá trị của đồng nội tệ hryvnia của Ukraine, vốn đã giảm khoảng 1/3. Lạm phát lên tới 20% và chắc chắn sẽ đạt 30% vào cuối năm nay.

Đầu tháng 8, báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR) có trụ sở tại London đã kêu gọi Kiev giảm bớt sự phụ thuộc vào việc in tiền, hay còn gọi là tiền lưu trữ, với cảnh báo rằng Ukraine có thể sẽ phải đối mặt với mức lạm phát cao hơn, hay khủng hoảng tiền tệ và thậm chí là khủng hoảng ngân hàng nếu còn tiếp tục.

Đồng tác giả báo cáo, nhà kinh tế học Yuriy Gorodnichenko tại Đại học California nói với DW: “Việc in tiền có ý nghĩa lớn khi bắt đầu chiến tranh, lúc có nhiều hỗn loạn, và giúp huy động tiền rất nhanh. Nhưng đó không phải là một giải pháp bền vững. Nếu tiếp tục làm điều này, Ukraine sẽ phá hủy phần còn lại của nền kinh tế”.

Ký ức đau buồn về siêu lạm phát

Năm 1992, ngay khi đất nước này giành độc lập sau sự sụp đổ của Liên Xô, lạm phát đã lên tới 2.000%. Ukraine là nước đầu tiên trên thế giới chứng kiến mức lạm phát tăng đột biến như vậy mà không phải do xung đột. Lạm phát cũng tăng vọt lên 50% vào năm 2014, khi cuộc nội chiến ở miền Đông Ukraine nổ ra.

Báo cáo của CEPR khuyên chính phủ Ukraine tăng thuế và tìm kiếm thêm viện trợ nước ngoài, cùng lúc đó là kiềm chế chi tiêu phi quân sự - một chính sách mà Kiev đã thực hiện ngay từ đầu cuộc chiến. Kiev cũng kêu gọi kiểm soát chặt chẽ dòng vốn chảy ra, hạn chế nhập khẩu và linh hoạt hơn trong tỷ giá hối đoái.

Nguồn thu từ thuế đã giảm xuống còn khoảng 1/5 mức trước chiến tranh và hiện chiếm khoảng 1/3 chi tiêu của chính phủ. Việc in tiền hiện hỗ trợ 1/3 nguồn chi tiêu, trong khi các khoản vay nước ngoài, viện trợ không hoàn lại và phát hành trái phiếu địa phương giúp đáp ứng phần còn lại.

Đối mặt với viễn cảnh thuế nhập khẩu tăng cao hơn nữa, Kiev lưu ý rằng các doanh nghiệp và người tiêu dùng đang phải chịu áp lực rất lớn.

ss-887.jpg
Quảng cáo

Siêu lạm phát là một ký ức kinh hoàng của người dân Ukraine. Ảnh: DW

Nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột

Các doanh nghiệp đã buộc phải đóng cửa tại những khu vực xung đột. Việc 5 triệu người Ukraine đi sơ tán cùng lời kêu gọi nam giới nhập ngũ đã gây ra tình trạng chảy máu chất xám, trong khi tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới 35%. Những người còn lại trong vùng chiến sự, đã sơ tán đến địa phương khác hoặc đột ngột bị thất nghiệp cũng cần được hỗ trợ tài chính.

Triển vọng về một nền kinh tế ngày càng suy yếu, cùng với tình trạng thiếu nhiên liệu, cắt điện và hệ thống sưởi vào mùa Đông này, có thể buộc nhiều công ty phải ngừng kinh doanh.

Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán 55% dân số Ukraine sẽ sống trong cảnh nghèo đói vào cuối năm 2023, tăng đột biến so với tỷ lệ 2,5% trước khi xung đột xảy ra.

Chính phủ Ukraine phải đưa ra những lựa chọn đau đớn

Nhà kinh tế Gorodnichenko thừa nhận các lựa chọn có thể rất đau đớn, nhưng vẫn tốt hơn là một cuộc chiến kéo dài khiến lạm phát phi mã hoặc thậm chí là siêu lạm phát.

Báo cáo của CEPR cho biết việc mong đợi các nước phương Tâđáp ứng phần lớn hoặc toàn bộ khoản thiếu hụt ngân sách của chính phủ Kiev là điều hoàn toàn viển vông. Nhưng CEPR vẫn khẳng định nguồn hỗ trợ từ các đồng minh của Ukraine là rất quan trọng, không chỉ đối với sự tồn vong của đất nước mà còn đối với tương lai của trật tự và an ninh toàn cầu.

Báo Financial Times dẫn nguồn Bộ Tài chính Ukraine đưa tin các chính phủ phương Tây và tổ chức quốc tế đã cam kết hỗ trợ tài chính 38 tỷ USD cho nước này trong 6 tháng qua.

sieu-lam-phat-ukraine2-3105.jpg

Một khu dân cư bị phá hủy trong xung đột. Ảnh: DW

Bên cạnh đó, công cụ theo dõi riêng của Viện Kinh tế Thế giới Kiel của Đức (IfW-Kiel) cho thấy đã có 40 quốc gia hứa hẹn viện trợ quân sự, tài chính và nhân đạo trị giá khoảng 84,9 tỷ USD cho Kiev.

Riêng chính phủ Mỹ đã cam kết viện trợ nhân đạo và tài chính hơn 8,4 tỷ USD, trong khi các tổ chức của Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết gửi 12 tỷ USD. Nhưng các khoản giải ngân này trên thực tế đã đến chậm. Theo IfW-Kiel, chỉ 1/4 số tiền EU cam kết đã được chuyển giao. Và truyền thông cho rằng sự chậm trễ này là do bất đồng trong việc khoản viện trợ này nên triển khai dưới hình thức viện trợ không hoàn lại hay cho vay.

"EU lo lắng rằng Ukraine sẽ không thể trả khoản vay, đó là một mối quan tâm chính đáng", chuyên gia Gorodnichenko nói với DW.

Ngoài ra, trái phiếu chiến tranh cũng có thể là một nguồn huy động tiền mạnh mẽ. Khi Ukraine đàm phán một chương trình cho vay mới trị giá 15 - 20 tỷ USD với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chính phủ nước nàycũng đang huy động tiền từ công chúng thông qua trái phiếu chiến tranh.

Ông Gorodnichenko cho biết người Ukraine đã quyên góp khoảng 1 tỷ USD cho nỗ lực duy trì cuộc chiến. Tuy nhiên, trong khi nhiều người Ukraine đã cất giấu của cải ra nước ngoài hoặc để bên ngoài hệ thống ngân hàng, hàng triệu người dân nước này đang phải sống sót bằng tiền tiết kiệm do phải đối mặt với tình trạng giá cả tăng vọt, thất nghiệp và nghèo đói hiện hữu.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần