Tương lai giá vàng ra sao sau tuần trượt dốc 90USD/ounce?

Việc Fed giữ vững định hướng thắt chặt chính sách tiền tệ và loạt thông tin vĩ mô mới của Mỹ đang tạo ra những điều kiện hoàn toàn bất lợi cho giá vàng.

Thị trường vàng chốt lại tuần qua ghi nhận mức giảm gần 90USD/ounce so với mức cao vào tháng 10/2022 khi mà nhà đầu tư dự báo nhiều hơn về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ vẫn mạnh tay siết chặt chính sách tiền tệ trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm 2022.

Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm tăng vượt mức 4% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu khi mà chỉ số đồng USD lên mức cao nhất trong 20 năm sau khi số liệu vĩ mô vào tuần vừa qua củng cố quan điểm Fed giữ vững định hướng chính sách tiền tệ hiện nay thay cho việc chuyển hướng.

Trong bối cảnh này, giá vàng rớt xuống dưới ngưỡng 1.650USD/ounce. Giá vàng giao hợp đồng tương lai tháng 12/2022 lần gần nhất giao dịch ở mức 1.647,5USD/ounce, giảm 1,74% trong ngày giao dịch.

“Tình hình đang ngày một khó khăn đối với vàng. Thị trường không hề dễ chịu với sự mạnh lên của đồng USD. Mọi chuyện trở nên khó khăn hơn khi mà đồng yên ở ngưỡng thấp hơn cả thời kỳ khủng hoảng châu Á và đồng bảng Anh cũng đang đương đầu với quá nhiều rủi ro mất ổn định”, chuyên gia phân tích cao cấp tại OANDA – ông Edward Moya nói với Kitco News.

Còn từ khía cạnh chính sách, các quan chức Mỹ nhiều khả năng sẽ không sớm can thiệp, đồng USD vì vậy sẽ vẫn tăng giá. Trong tuần này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã phát đi thông điệp chấp thuận để đồng USD lên giá, chính vì vậy giá vàng sẽ vẫn ở trong tình thế khó khăn thêm thời gian nữa.

“Chúng ta đang nhìn vào môi trường nơi mà đồng USD sẽ chịu ảnh hưởng bởi kỳ vọng dòng tiền tìm đến tài sản an toàn và kỳ vọng Fed nâng lãi suất”, ông Moya phân tích.

Quảng cáo

Điều khiến cho bức tranh của vàng xấu đi chính là triển vọng mà Fed đưa ra. Ông Moya nhận định: “Lạm phát dường như sẽ trở nên dai dẳng hơn. Thị trường sẽ dần chuyển hướng sang kỳ vọng nhiều hơn vào các kỳ vọng nâng lãi suất của Fed. Và điều đó có thể thay đổi cục diện của giá vàng”.

Theo công cụ CME FedWatch Tool, khả năng Fed nâng lãi suất 75 điểm cơ bản trong tháng 11/2022 hiện đã lên đến 99,7%, khả năng Fed nâng lãi suất 50 điểm cơ bản ước tính khoảng 74% trong tháng 12/2022, ngoài ra sẽ có những đợt nâng lãi suất khác trong tháng 2 và tháng 3/2022.

Một Fed cứng rắn hơn sẽ khiến cho giá vàng đương đầu với thêm nhiều biến động trong tương lai gần, theo trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại công ty chứng khoán TD Securities – ông Bart Melek.

Thông điệp từ Fed chắc chắn sẽ không tạo điều kiện cho giá vàng tăng mạnh, theo cảnh báo của trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại RJO Futures – ông Frank Cholly. Và khi mà giá vàng không thể vượt ngưỡng 1.740USD/ounce trong tuần trước, nó cho thấy diễn biến tiêu cực của vàng.

Ngưỡng hỗ trợ tiếp theo của giá vàng là 1.615USD/ounce, sau đó đến ngưỡng 1.580USD/ounce, theo ông Melek. Ngưỡng kháng cự là khoảng 1.700USD/ounce, 1.707USD/ounce và 1.711USD/ounce.

Từ năm 2019 cho đến nay, đã có rất ít thời gian giá vàng ở dưới ngưỡng 1.600USD/ounce, chính vì vậy một số chuyên gia phân tích lo ngại về việc giá vàng có thể giảm rất sâu nếu rơi xuống dưới ngưỡng đó.

“Nếu giá vàng xuống dưới 1.620USD/ounce, sau đó có thể xuống dưới 1.600USD/ounce. Một khi xuống dưới 1.600USD/ounce, hoàn toàn có thể ngưỡng 1.565USD/ounce sẽ là mức tiếp theo”, ông Moya phân tích.

Bất kỳ yếu tố vĩ mô tiêu cực nào vào tuần sau cũng sẽ có lợi cho giá vàng, ông Moya dự báo, ông nói đến ngưỡng kháng cự đầu tiên 1.675USD/ounce.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng