Trung Quốc sửa đổi quy định quản lý vốn và rủi ro của ngân hàng thương mại

Các quy tắc sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa lĩnh vực ngân hàng Trung Quốc đến gần hơn với các tiêu chuẩn toàn cầu.

Cơ quan quản lý ngân hàng Trung Quốc và ngân hàng trung ương nước này có kế hoạch áp dụng một hệ thống quản lý khác biệt để đánh giá mức độ an toàn vốn và quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại, nhằm ngăn ngừa rủi ro tốt hơn trong hệ thống tài chính của quốc gia.

Theo đó, Ủy ban Quản lý Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) hôm 18/2 đã cùng công bố dự thảo các quy tắc sửa đổi nhằm giúp các ngân hàng “liên tục cải thiện độ chính xác của việc đo lường rủi ro, hướng dẫn các ngân hàng phục vụ nền kinh tế thực tốt hơn”. Các quy tắc sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa lĩnh vực ngân hàng Trung Quốc đến gần hơn với các tiêu chuẩn toàn cầu.

Hai cơ quan quản lý cho biết việc thực hiện các quy định mới nhìn chung không thay đổi tỷ lệ an toàn vốn trong lĩnh vực ngân hàng, mặc dù tỷ lệ này đối với một số ngân hàng sẽ thay đổi đôi chút.

Quảng cáo

Ủy ban và ngân hàng trung ương đang lấy ý kiến của công chúng trước khi thực hiện các thay đổi vào ngày 1/1/2024.

Với quy tắc sửa đổi mới, chính phủ sẽ chia ngân hàng cho vay thành ba nhóm dựa trên quy mô kinh doanh và mức độ rủi ro.

Các quy tắc sẽ áp dụng một hệ thống quy định khác biệt cho từng nhóm ngân hàng. Những người cho vay có quy mô tài sản hoặc hoạt động kinh doanh xuyên biên giới tương đối lớn sẽ phải tuân theo các yêu cầu khắt khe hơn về vốn. Nói cách khác, nhóm này sẽ phải tiết lộ nhiều thông tin hơn cho các cơ quan quản lý.

Ngoài ra, các quy tắc sẽ bao gồm nhữngc yếu tố cụ thể hơn để đo lường mức độ rủi ro của các ngân hàng đối với việc cho vay thế chấp, chẳng hạn như các loại tài sản, nguồn trả nợ và tỷ lệ cho vay trên giá trị.

Thị trường bất động sản của Trung Quốc - từng là một trụ cột của tăng trưởng - đã “hạ nhiệt” đáng kể trong năm qua, chủ yếu do nhu cầu yếu và các nhà phát triển không trả được các khoản nợ đúng hạn.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng