Trung Quốc sẽ tăng cường các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

Chuyên gia Dương Đức Long cho biết, việc nới lỏng chính sách tiền tệ cho thấy việc hoạch định chính sách của Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi các đợt tăng lãi suất khá lớn của Fed.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) ngày 22/8 đã giảm lãi suất cho vay chuẩn trên thị trường và hạ lãi suất tham chiếu thế chấp trong động thái mới nhất nhằm thúc đẩy chi tiêu trong nước và thúc đẩy phục hồi kinh tế trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19 vẫn còn. Trong một cuộc họp vào ngày 22/8, PBoC đã yêu cầu đảm bảo những nhu cầu tài chính hợp lý của các nhà phát triển bất động sản.

Theo ngân hàng trung ương Trung Quốc, lãi suất cơ bản cho vay một năm (LPR) ở mức 3,65% hôm 22/8, giảm từ mức 3,7%. LPR 5 năm trở lên, mức lãi suất mà nhiều bên cho vay làm căn cứ cho lãi suất thế chấp của họ, đã giảm 15 điểm cơ bản xuống còn 4,3%, bằng mức cắt giảm lớn nhất lập kỷ lục.

Đây là lần thứ hai trong năm nay, cả LPR 1 năm và 5 năm đều bị giảm cùng một lúc, sau một động thái trước đó vào tháng 1/2022. Những mức cắt giảm này nằm trong dự đoán của các chuyên gia phân tích, vì PBoC tuần trước đã hạ lãi suất cho vay trung hạn (MLF - một chỉ số chuẩn chính sách chủ chốt), 10 điểm cơ bản xuống 2,75%, sau khi giữ nguyên trong sáu tháng.

Dương Đức Long, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của Công ty quản lý quỹ Khu vực ven biển Đệ nhất (First Seafront) cho biết, "những đợt cắt giảm (lãi suất) là kịp thời, vì thị trường cần những tín hiệu tích cực hơn để củng cố niềm tin sau khi công bố các số liệu kinh tế thấp hơn dự kiến vào tháng Bảy.”

Trong tháng 7/2022, hoạt động cung cấp tài chính xã hội mới, một thước đo nguồn tiền mà các cá nhân và công ty phi tài chính nhận được từ hệ thống tài chính, đạt 756,1 tỷ NDT (110,55 tỷ USD), giảm 319,1 tỷ NDT so với cùng tháng năm ngoái.

Chuyên gia Dương Đức Long cho biết, việc nới lỏng chính sách tiền tệ cho thấy việc hoạch định chính sách của Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi các đợt tăng lãi suất khá lớn của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Với ưu tiên ổn định kinh tế Trung Quốc, động thái của PBoC sẽ có lợi trong việc duy trì đủ thanh khoản và hỗ trợ nhu cầu vốn của các doanh nghiệp.

Nghiêm Dược Tiến, Giám đốc nghiên cứu tại Viện nghiên cứu và phát triển Nhà Thông minh có trụ sở tại Thượng Hải, nói với Thời báo Hoàn Cầu rằng việc cắt giảm 15 điểm cơ bản cho LPR 5 năm là hơi vượt quá dự kiến, nhấn mạnh sự cấp thiết của việc giảm chi phí vay trung và dài hạn.

Quảng cáo

Theo ông Nghiêm Dược Tiến, động thái này sẽ tiếp tục giảm chi phí tài chính cho các doanh nghiệp và cá nhân, đồng thời kích thích nhu cầu tín dụng một cách hiệu quả. Ông lưu ý rằng động thái này sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phục hồi của lĩnh vực bất động sản.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), trong tháng 1-7/2022, đầu tư bất động sản của Trung Quốc giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái và doanh số bán nhà ở thương mại giảm 28,8%. Người phát ngôn NBS Phó Lăng Huy cho biết, mặc dù việc việc bàn giao bất động sản bị đình trệ ở một số thành phố của Trung Quốc, nhưng hoạt động xây dựng các dự án bất động sản trên khắp đất nước vẫn ổn định và rủi ro tổng thể có thể kiểm soát được. Ông nói: "Thị trường bất động sản của đất nước được kỳ vọng sẽ ổn định và duy trì mức tăng trưởng vững chắc và lành mạnh trong những tháng tới. Tác động tiêu cực của lĩnh vực này đối với nền kinh tế sẽ dần giảm bớt".

Lý Tấn Lỗi, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế tại công ty chứng khoán Trung Thái, nhận định rằng vẫn còn dư địa để nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ, điều chủ yếu sẽ được quyết định bởi việc liệu có sự cải thiện rõ rệt trong việc bán bất động sản đô thị hay không.

Ông nói: "Nếu tác động của dịch COVID-19 vẫn nghiêm trọng, và thu nhập của người tiêu dùng và kỳ vọng đầu tư tiếp tục yếu, lãi suất thế chấp có thể tiếp tục sụt giảm", đồng thời lưu ý rằng PBoC sẽ sử dụng các công cụ bao gồm cắt giảm lãi suất tiền gửi và tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR)".

Chuyên gia Lý Tấn Lỗi cho biết, để khôi phục niềm tin thị trường và thúc đẩy tiêu dùng, các nhà hoạch định chính sách cần giải quyết những rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, giảm tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế và tiếp tục thúc đẩy thu nhập của người lao động.

Tại một hội nghị chuyên đề của PBoC do Thống đốc Dịch Cương chủ trì vào ngày 22/8, Thống đốc Dịch Cương cho biết sự phục hồi kinh tế thời điểm hiện tại đang ở thời điểm thách thức nhất và kêu gọi ý thức cấp bách trong việc củng cố nền tảng phục hồi kinh tế.

Vị Thống đốc ngân hàng trung ương kêu gọi các tổ chức tài chính lớn, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh lớn, đóng vai trò hàng đầu trong việc duy trì tăng trưởng cho vay và PBoC yêu cầu đáp ứng những nhu cầu tài chính hợp lý của các nhà phát triển bất động sản.

PBoC cũng yêu cầu các bên cho vay tăng tốc hỗ trợ cho vay đối với những công ty vừa và nhỏ, các công ty đổi mới công nghệ xanh và công nghệ cao, đồng thời tăng cường hỗ trợ tài chính cho các nền tảng Internet chủ chốt theo quy định của pháp luật.

Trong một thông báo, PBoC cho biết, ngày 22/8 ngân hàng trung ương Trung Quốc đã phát hành tín phiếu ngân hàng trung ương trị giá 25 tỷ NDT tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), cung cấp thêm các công cụ quản lý thanh khoản bằng đồng NDT. Trong tổng số tín phiếu trị giá 25 tỷ NDT này, 10 tỷ NDT sẽ đáo hạn trong 3 tháng, và 15 tỷ NDT còn lại sẽ đáo hạn trong một năm, với lãi suất lần lượt là 1,9% và 2,3%.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria