Trung Quốc "mài sắc" vũ khí để bảo vệ nền nông nghiệp, các nước xuất khẩu gạo cũng phải dè chừng

Báo cáo của Trung Quốc đề ra kế hoạch khả năng tự cung tự cấp ngũ cốc trong thập kỷ tới, điều này tác động đến các quốc gia xuất khẩu nông sản.

Trung Quốc "mài sắc" vũ khí để bảo vệ nền nông nghiệp, các nước xuất khẩu gạo cũng phải dè chừng

Động thái có khả năng tác động đến nông dân trồng ngô và đậu tương ở Mỹ cũng như các nhà xuất khẩu gạo ở các nước như Thái Lan và Việt Nam..., tờ SCMP đưa tin.

Đảm bảo người dân "tự giữ được bát cơm"

Báo cáo triển vọng nông nghiệp cho năm 2023-2032 của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn đưa ra kế hoạch tự túc 88,4% ngũ cốc của Trung Quốc - chủ yếu đề cập đến gạo, lúa mì, ngô và đậu tương - trong vòng một thập kỷ từ mức hiện tại là 82%.

Nước này cũng có kế hoạch giảm nhập khẩu ngũ cốc xuống 122 triệu tấn từ mức 146,9 triệu tấn năm ngoái, theo báo cáo do ủy ban triển vọng của Bộ Nông nghiệp.

“Nền tảng của an ninh ngũ cốc sẽ được củng cố đều đặn”, báo cáo cho biết, nêu những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khai thác tiềm năng tăng trưởng bằng cách tăng diện tích canh tác, đồng thời thúc đẩy hạt giống, máy móc nông nghiệp và công nghệ năng suất cao hơn.

“Cấu trúc thương mại nông nghiệp sẽ thay đổi đáng kể, với nhập khẩu ngũ cốc dự kiến sẽ giảm 16% trong 10 năm tới",

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi để đảm bảo người Trung Quốc “tự giữ được bát cơm của mình”.

Chủ tịch Tập Cận Bình cũng cho biết vào cuối năm ngoái rằng sự hỗn loạn của thị trường toàn cầu do xung đột Nga - Ukraine gây ra đã cho thấy nông nghiệp là “vấn đề an ninh quốc gia cực kỳ quan trọng” trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế với Mỹ và những bất ổn địa chính trị toàn cầu khác.

Lời hứa của Bắc Kinh sẽ mua một lượng lớn đậu nành và ngô của Mỹ theo thỏa thuận thương mại giai đoạn một được ký kết vào đầu năm 2020 đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể xuất khẩu nông sản của Mỹ trong ba năm qua, mặc dù thỏa thuận hai năm sẽ hết hạn vào năm 2022.

Những quốc gia xuất khẩu nông nghiệp nào cần lưu ý?

Sản xuất đậu tương nội địa ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 7% trong 10 năm tới để nâng tỷ lệ tự cung tự cấp từ 18,5 lên 30%.

Quảng cáo

Báo cáo ước tính nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc có thể giảm xuống 83,6 triệu tấn vào năm 2032, trong khi nhập khẩu ngô sẽ giảm xuống dưới 7 triệu tấn so với 20,6 triệu tấn của năm ngoái.

Điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới Mỹ khi Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Mỹ vào năm ngoái.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 36,4 tỷ USD, bao gồm giá trị lô hàng đậu tương cao kỷ lục là 16,4 tỷ USD, theo một báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố đầu năm nay.

Lượng mua ngô Mỹ của Trung Quốc cũng giảm 1/4 xuống còn 14,9 triệu tấn vào năm ngoái, tương đương 72% tổng lượng mua của họ.

Weng Ming, nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển Nông thôn thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết: “Mặc dù chúng ta đã chứng kiến nhiều đột phá công nghệ gần đây trong lĩnh vực nông nghiệp của Trung Quốc, nhưng rào cản lớn nhất vẫn là ứng dụng thực tế trên đất nông nghiệp và các chính sách của Bắc Kinh cần được thực hiện một cách thiết thực ở nông thôn”.

Trung Quốc cần bảo vệ đất nông nghiệp vì các địa phương có xu hướng sử dụng đất để phát triển công nghiệp và bất động sản, điều này buộc các nhà hoạch định chính sách phải tăng sản lượng ngũ cốc thông qua các ứng dụng công nghệ, Weng nói thêm.

Các nhà chức trách đã cam kết đảm bảo Trung Quốc có tổng diện tích đất canh tác không dưới 120 triệu ha trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14 cho giai đoạn 2021-2025 và đảm bảo khả năng tự cung tự cấp lương thực do địa chính trị đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng lương thực và tăng giá, trong khi căng thẳng với phương Tây có khả năng đe dọa nhập khẩu lương thực.

Báo cáo triển vọng nông nghiệp cho năm 2023-2032 cũng vạch ra kế hoạch tăng xuất khẩu gạo lên 24% trong 10 năm tới, điều này có thể ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu gạo như Thái Lan và Việt Nam.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng có kế hoạch tăng tỷ lệ tự túc của các loại cây lấy dầu - bao gồm đậu tương, đậu phộng, hạt cải dầu và mè - từ 32% năm nay lên 43,8% vào năm 2032.

Báo cáo cho biết thêm, nước tiêu thụ trái cây lớn nhất thế giới cũng có kế hoạch tăng cường nghiên cứu hơn nữa về các giống trái cây nhiệt đới bản địa bằng cách đưa thêm nhiều giống cây nhiệt đới Đông Nam Á vào sản xuất trong nước.

Vừa qua, Trung Quốc cho biết đang chuẩn bị cho vụ thu hoạch vụ sầu riêng nội địa đầu tiên vào mùa hè này sau hơn 4 năm canh tác.

Khoảng 2,45 triệu kg sầu riêng được sản xuất trên đảo Hải Nam ở miền nam Trung Quốc sẽ được bán vào tháng 6, theo đài truyền hình nhà nước CCTV.

Tại Cơ sở sầu riêng ở Tam Á, 93,3 ha cây sầu riêng đang cho quả non, với năng suất ước tính là 116,64 kg/ha và giá trị sản lượng ước tính là 6.665 nhân dân tệ/ha.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu