Trái với kỳ vọng của thị trường, biên bản cuộc họp tháng 11 tiết lộ FED không có dấu hiệu cắt giảm lãi suất

Theo biên bản được công bố ngày 21/11, các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong cuộc họp gần đây nhất không bày tỏ mong muốn sẽ sớm cắt giảm lãi suất, đặc biệt khi lạm phát vẫn cao hơn mức mục tiêu của họ.

Chủ tịch FED Jerome Powell.
Chủ tịch FED Jerome Powell.

Tóm tắt cuộc họp tổ chức trong hai ngày 30/1 và 1/11 cho thấy, các thành viên của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vẫn lo lắng rằng lạm phát có thể dai dẳng hoặc tăng cao hơn, vì thế họ còn phải hành động nhiều hơn nữa.

Các quan chức cho biết chính sách ít nhất cần phải duy trì ở mức “hạn chế” cho đến khi dữ liệu thể hiện rằng lạm phát đang trên đà trở về mức mục tiêu 2% một cách thuyết phục.

Biên bản cho biết các quan chức tham gia thảo luận đều cho rằng chính sách tiền tệ phải được duy trì đủ chặt để đưa lạm phát về mức mục tiêu của ngân hàng trung ương.

Tuy nhiên, cùng với đó, biên bản cho thấy các thành viên ủy ban tin rằng họ có thể “tiến hành cẩn thận” và đưa ra quyết định dựa trên các thông tin tổng thể nhận được, cũng như dựa trên tác động của nó đối với triển vọng kinh tế và sự cân bằng rủi ro.

Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Phố Wall đang có tâm lý áp đảo rằng FED đã hoàn tất việc tăng lãi suất.

Các trader trên thị trường đang kỳ vọng rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ không còn tăng lãi suất nữa và có thể cắt giảm bắt đầu từ tháng 5 năm sau. Cuối cùng, thị trường kỳ vọng FED sẽ cắt giảm 0,25 điểm phần trăm trước cuối năm 2024.

Không đề cập đến việc cắt giảm lãi suất

Biên bản mới công bố không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy các thành viên thảo luận về thời điểm họ bắt đầu hạ lãi suất. Điều này được phản ánh trong cuộc họp báo của Chủ tịch FED Jerome Powell.

“Thực tế là Ủy ban hiện không nghĩ đến việc cắt giảm lãi suất”, ông Powell nói.

Quảng cáo

Lãi suất quỹ chuẩn của FED, vốn ấn định chi phí vay ngắn hạn, trong khoảng từ 5,25% -5,5%, mức cao nhất trong 22 năm.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh thị trường lo ngại về việc lợi suất trái phiếu Kho bạc tăng. Đây là chủ đề gây được bàn thảo nhiều trong cuộc họp. Cùng ngày 1/11, Bộ Tài chính đã công bố nhu cầu vay mượn trong vài tháng tới thực tế sẽ nhỏ hơn một chút so với dự đoán của thị trường. Kể từ sau cuộc họp, lợi suất đã giảm từ mức cao nhất trong vòng 16 năm.

Song, biên bản cho biết bất kể nguyên nhân khiến lợi suất tăng dài hạn là gì, những thay đổi liên tục trong điều kiện tài chính có thể tác động đến chính sách tiền tệ. Do đó, các quan chức cần tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến thị trường.

image-1841.png
Lợi suất kho bạc kỳ hạn 10 năm.

Tăng trưởng kinh tế chậm lại

Trong lĩnh vực kinh doanh khác, các quan chức dự đoán tăng trưởng kinh tế quý 4 “sẽ chậm lại rõ rệt”, vì GDP quý 3 tăng 4,9%. Họ cho rằng rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế nói chung có thể nghiêng về phía suy giảm, trong khi đó rủi ro đối với lạm phát lại nghiêng về phía tăng.

Các thành viên ủy ban cho biết chính sách hiện tại đang gây áp lực và hạn chế đối với hoạt động kinh tế và lạm phát.

Theo nhận xét công khai từ phía các quan chức FED cho thấy hai luồng ý kiến. Một số người cho rằng ngân hàng trung ương có thể giữ lãi suất ở mức hiện tại, trong khi một số khác cho rằng cần tăng thêm.

Một số nhà kinh tế cho rằng việc hạ nhiệt lạm phát từ giờ trở đi có thể sẽ khó khăn, đặc biệt là khi tiền lương tăng mạnh, cũng như các yếu tố “cứng đầu” như tiền thuê nhà và phí chăm sóc y tế tăng cao.

Việc làm có lẽ là yếu tố quan trọng nhất giúp giảm lạm phát. Thị trường việc làm vẫn mạnh mẽ ở mức vừa phải. Số lượng công việc phi nông nghiệp mới tăng 150.000 trong tháng 10, một trong những tháng phục hồi chậm nhất, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 3,9%. Nếu tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng thì nó thường báo hiệu suy thoái kinh tế.

Sau ba quý đầu năm 2023 mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ chậm lại đáng kể. Công cụ theo dõi GDPNow của FED Atlanta đang dự báo mức tăng trưởng 2% trong quý 4.

Theo CNBC

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng