Làn sóng sa thải nhân sự vốn thu hút sự quan tâm của toàn thế giới trong thời gian qua giờ đang chững lại.
Theo Bloomberg phân tích về tình trạng nhân lực tại ước tính khoảng 1.300 doanh nghiệp trên toàn cầu, trong tháng 6/2023, ước tính khoảng 51.000 người đã bị sa thải trên khắp toàn cầu, con số thấp nhất tính từ tháng 12/2022.
Như vậy số lượng người bị sa thải trong tháng 6/2023 giảm đến 25% so với tháng 5/2023 và như vậy là tháng ghi nhận số lượng việc làm giảm thứ 4 trong 5 tháng.
Các doanh nghiệp dường như đang thu hẹp mạnh tay quy mô nhân sự. Mức độ sa thải của doanh nghiệp trong quý 2/2023 tương đương khoảng 8% tổng nhân sự, thấp hơn so với con số 10% của hai quý liền trước.
Tại Mỹ, thị trường việc làm vẫn đang tăng trưởng tốt, giới chủ Mỹ tuyển dụng ước tính 210.000 việc làm trong tháng gần nhất. Như vậy, rõ ràng “giấc mơ” của người đứng đầu các ngân hàng trung ương có thể đang trở thành sự thật: nền kinh tế đang hạ nhiệt, lạm phát cũng giảm, suy thoái kinh tế toàn cầu không xảy ra.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế hiện vẫn đang dõi theo liệu đà phục hồi của thị trường lao động có duy trì được hay không, và liệu việc lãi suất được điều chỉnh liên tục trong hơn 1 năm có làm suy giảm nhu cầu của người chủ sử dụng lao động và người tiêu dùng.
Phó chủ tịch nhân lực tại công ty Challenger, Gray & Christmas, ông Andrew Challenger, nhận xét việc số lượng người sa thải tăng cao trong năm vừa qua diễn ra sau khoảng thời gian số lượng người bị sa thải thấp hơn so với kỳ vọng vào năm 2021 và đầu năm 2022. Trong khoảng thời gian này, nhiều doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng trong bối cảnh thiếu nhân lực nhưng cùng lúc không ít doanh nghiệp sa thải nhân lực.
Ngành công nghệ dẫn đầu xu thế sa thải với khoảng hơn 200.000 việc làm tính từ tháng 10/2022 đến nay. Tuy nhiên trong tháng trước, số lượng người bị sa thải giảm đến 70% so với tháng 5/2023.
Thực trạng đằng sau làn sóng sa thải này chính là bởi phần lớn doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lượng nhân lực mà họ đã tuyển thừa quá nhiều trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Khi đại dịch COVID-19 đang căng thẳng, phần lớn doanh nghiệp công nghệ có thêm cơ hội kinh doanh, nhu cầu với dịch vụ của họ tăng vọt, vì vậy họ nhìn thấy có nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên giờ đây mọi chuyện đã khác xưa hoàn toàn.
Bên ngoài thế giới công nghệ, các doanh nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng sa thải ước tính khoảng 160.000 việc làm từ đầu tháng 10/2022 đến nay. Một doanh nghiệp như vậy có tên Autoliv đã công bố kế hoạch sa thải hơn 8.000 việc làm.
Sự thu hẹp quy mô này diễn ra trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp tại các nước, từ Mỹ cho đến Nhật, hãm bớt tốc độ sản xuất khi mà số lượng đơn hàng giảm, lãi suất cao khiến cho việc đầu tư vào các thiết bị chi phí cao trở nên không còn phù hợp.
Ngành tài chính cũng chứng kiến nhiều đợt sa thải trên quy mô lớn. Lớn nhất cho đến hiện tại phải kể đến việc 35.000 việc làm bị cắt giảm tại ngân hàng UBS AG sau khi ngân hàng này tiếp quản ngân hàng Credit Suisse AG.