Tin vui cho người nông dân: Tăng mức hỗ trợ lên 1,5 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa

Ngày 11/9/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Chính phủ nêu rõ chính sách hỗ trợ, bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho

Ảnh minh họa

Hỗ trợ thêm đối với đất trồng sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao

Theo Nghị định, ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa như sau.

Hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa (quy định cũ 1.000.000 đồng tại Nghị định số 35/NĐ-CP); hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa (quy định cũ 500.000 đồng tại Nghị định số 35/NĐ-CP).

Diện tích đất trồng lúa được xác định theo số liệu thống kê của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kế trước thời kỳ ổn định ngân sách. Riêng kinh phí phân bổ cho năm 2025 là số liệu thống kê đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm 2023.

Ngoài ra, hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Đối với diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo mức này do UBND tỉnh xác định và công bố của năm liên kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.

Việc sử dụng kinh phí hỗ trợ

Theo Nghị định, việc sử dụng nguồn kinh phí do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải nộp theo quy định và nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa trong dự toán chi cân đối ngân sách theo quy định. UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, quyết định cụ thể nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động theo quy định.

Quảng cáo

Cụ thể, hỗ trợ cho người sử dụng đất trồng lúa: sử dụng giống lúa hợp pháp để sản xuất; áp dụng quy trình sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; xây dựng mô hình trình diễn; hoạt động khuyến nống; tổ chức đào tạo, tập huấn, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng lúa. Đánh giá tính chất lý, hóa học; xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa theo định kỳ 5 năm/lần. Sửa chữa, duy tu, bão dưỡng các công trình, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã. Hỗ trợ mua bản quyền giống lúa được bảo hộ.

Hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI)

Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp

Theo Nghị định, doanh nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, giao thông tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Cụ thể, dự án áp dụng theo quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận; dự án áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; dự án sản xuất hữu cơ được chứng nhận; dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Các dự án này phải có diện tích từ 500 ha trở lên.

Bên cạnh đó là dự án chế biến sản phẩm lương thực, thực phẩm; dự án sản xuất chế phẩm sinh học, chế biến nguyên liệu và sản phẩm công nghệ cao từ lúa gạo và phụ phẩm lúa, gạo đáp ứng theo quy định pháp luật về công nghệ cao. Các dự án này phải có tổng mức đầu tư từ 30 tỷ đồng trở lên.

Ngoài ra, ngân sách sẽ hỗ trợ tối đa 40% nhưng không quá 15 tỷ đồng/dự án để mua sắm dây chuyền, thiết bị công nghệ, bản quyền công nghệ.

Nguồn vốn, đối tượng, quy trình hỗ trợ, trình tự thủ tục thực hiện hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn và thủ tục hỗ trợ đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định riêng của pháp luật.

Ngoài ra trong Nghị định này cũng có quy định về Nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và hỗ trợ đầu tư cho Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Nghị định số 112/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 11/9/2024.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá gạo châu Á đồng loạt giảm mạnh

Giá gạo trên khắp các trung tâm lúa gạo lớn của châu Á tuần này đều giảm sau khi Ấn Độ liên tục bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với các loại gạo. So với cách đây một tháng, giá gạo xuất khẩu của các nước châu Á đã giảm khoảng 10%.

Giá gạo Ấn Độ neo gần mức thấp nhất một năm Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa

Tỷ lệ xuất khẩu gạo giảm ở các trung tâm lớn châu Á

Sau khi Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với gạo và làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung trên thị trường, tỷ lệ xuất khẩu gạo đã giảm tại các trung tâm lớn của châu Á.

Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm nay dự kiến cao hơn năm ngoái Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ được thúc đẩy sau loạt biện pháp hỗ trợ tích cực

Lượng gạo xuất khẩu tăng từ Ấn Độ sẽ giúp mở rộng nguồn cung gạo toàn cầu nói chung, đồng thời làm giảm giá quốc tế bằng cách buộc các nước xuất khẩu lớn khác phải giảm giá.

Giá gạo Ấn Độ neo gần mức thấp nhất một năm Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa

Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa

Ấn Độ hôm thứ Ba (22/10) đã bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với gạo đồ do lượng hàng tồn kho tăng vọt trong bối cảnh quốc gia này chuẩn bị sản xuất một vụ mùa bội thu nhờ mưa thuận gió hòa.

Hoạt động xuất khẩu gạo của Ấn Độ gặp ách tắc Giá gạo Ấn Độ neo gần mức thấp nhất một năm

Giá gạo xuất khẩu ở thị trường châu Á chạm mức thấp nhất trong hơn một năm

Gạo Ấn Độ được chào bán ở mức 490-495 USD/tấn trong tuần này, mức thấp nhất kể từ tháng Tám năm ngoái; giá gạo Thái Lan cũng giảm nhẹ xuống còn 510 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2023.

Giá gạo Ấn Độ và Thái Lan đồng loạt tăng Thị trường nông sản: Giá gạo Ấn Độ chạm đáy ba tháng do nhu cầu yếu