Thước đo mà Warren Buffett yêu thích nhấp nháy báo động đỏ, thị trường liệu có rớt thảm?

CEO của tập đoàn Berkshire Hathaway từng ca ngợi chỉ số Buffett “có lẽ chính là chỉ số tốt nhất ở bất kỳ thời điểm nào”.

Thước đo mà Warren Buffett yêu thích nhấp nháy báo động đỏ, thị trường liệu có rớt thảm?

Chỉ báo thị trường mà nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett yêu thích đang nhấp nháy báo động đỏ, báo hiệu chứng khoán Mỹ đang quá đắt đỏ và có nguy cơ giảm điểm mạnh trong thời gian tới.

Chỉ số Buffett được tính bằng cách lấy tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Mỹ chia cho GDP mới nhất. Trong 1 bài báo đăng trên tờ Fortune năm 2001, Buffett nhận định các cổ phiếu Mỹ đang ở mức giá hợp lý nếu như chỉ số này ở mức 100%. Nếu chỉ số nằm trong khoảng 70 – 80%, nhà đầu tư hãy mua vào. Ngược lại, ông cảnh báo nhà đầu tư sẽ “đùa với lửa” nếu mua vào khi chỉ số ở quanh mức 200%.

Quảng cáo

CEO của tập đoàn Berkshire Hathaway từng ca ngợi chỉ số Buffett “có lẽ chính là chỉ số tốt nhất ở bất kỳ thời điểm nào”. Trong thời kỳ bong bóng dot-com, nó đã tăng vọt và trở thành “tín hiệu cảnh báo cực mạnh” về cú sập sẽ sớm bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ.

Từ đầu năm đến nay, chỉ số Wilshire 5000 Total Market đã tăng 22%, nâng giá trị vốn hóa của TTCK Mỹ lên 46,32 nghìn tỷ USD, cao nhất kể từ tháng 3/2022. Chỉ số S&P 500 và chỉ số Nasdaq Composite tăng lần lượt 19% và 37%. Có nhiều nguyên nhân giúp TTCK Mỹ bùng nổ, từ nhà đầu tư đặt cược công nghệ AI sẽ bùng nổ cho đến Fed hạ lãi suất và kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh mềm thay vì suy thoái.

Trong khi đó, GDP Mỹ ước tính đạt 26,84 nghìn tỷ trong quý II. Như vậy chỉ số Buffett ở mức 171%, dẫu vậy vẫn giảm so với mức 210% hồi tháng 1.

Tuy nhiên, phải nhấn mạnh là chỉ số Buffett không phải là hoàn hảo. Ví dụ, chỉ số này có vẻ khập khiễng khi so sánh giá trị của toàn thị trường ở thời điểm hiện tại với những số liệu GDP phản ánh quá khứ. Ngoài ra, GDP là chỉ số không tính đến thu nhập ở nước ngoài, trong khi giá trị vốn hóa của các công ty Mỹ phản ánh hoạt động của họ ở cả trong và ngoài nước.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Tổng thống Mỹ: Có thể có ngoại lệ đối với mức thuế cơ bản 10%

Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có thể đưa ra một số miễn trừ đối với mức thuế 10% áp dụng cho hầu hết các đối tác thương mại.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ

Các doanh nghiệp công nghệ lo ngại tác động của thuế quan Mỹ

Các nhà cung cấp cho những công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ đang phải đối mặt với mức độ bất ổn do các chính sách thuế quan khó đoán của Tổng thống Donald Trump.

Thị trường Mỹ siết thuế 46%, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tốt thế mạnh sẵn có Thuế đối ứng có khiến doanh nghiệp xuất khẩu “việt vị” với kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 11/4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận rằng chiến lược thuế quan toàn cầu có thể gây ra những tác động ngoài dự kiến.

Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8%

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan