Thị trường trong thế cheo leo, SSI vẫn đóng cửa cao nhất trong hơn 1 tháng

Phiên tăng điểm thứ 2 của thị trường vẫn được ghi nhận dù thành tích về điểm số không đáng kể. Một số điểm sáng chỉ được ghi nhận ở một vài mã tại các nhóm ngành Ngân hàng, Chứng khoán, Thép, Bất động sản.

Thị trường trong thế cheo leo, SSI vẫn đóng cửa cao nhất trong hơn 1 tháng

Định vị thị trường

Sự tương đồng của thị trường Việt Nam với khu vực đang được duy trì. Nếu như các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc đều chỉ tăng dưới 1% thì VN-Index cũng tăng không đáng kể. Chỉ số có thành tích chưa đến 1 điểm và tiếp tục ở trong thế khá cheo leo.

Chất xúc tác

Các yếu tố thuận lợi để dòng tiền bổ sung vào thị trường chứng khoán đang được gia cố thêm. Giá bán USD tại các ngân hàng cũng thị trường tự do hiện chỉ ở trên 25.000 VND/USD còn chỉ số DXY vẫn đang để ngỏ khả năng có thể để thủng mốc 100 điểm trong thời gian tới.

Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng đang có thêm đợt hạ nhiệt mới. Kỳ hạn quan trọng nhất là qua đêm là xuống dưới mức 4,5% trong khi các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần và 1 tháng đang giao dịch từ 4,6%-4,7%.

Ngân hàng Nhà nước trong ngày hôm qua (27/8) vừa có thêm đợt bơm ròng vào thị trường sau khi đã dừng phát hành tín phiếu. Cụ thể, NHNN bơm ròng 9.136,06 tỷ đồng ra thị trường thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố là 39.483,55 tỷ đồng, khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường còn ở mức 38.699,7 tỷ đồng.

Nhờ đó, thanh khoản của thị trường đã có thể hồi phục ngay sau một phiên sụt giảm. Khớp lệnh trên HOSE đã tăng 11,71% lên 658 triệu đơn vị, trở lại trên mức bình quân 20 phiên. Tính trong vòng 9 phiên giao dịch trở lại, thị trường đã có 7 phiên giao dịch trên mức bình quân 20 phiên.

Thị trường trong thế cheo leo, SSI vẫn đóng cửa cao nhất trong hơn 1 tháng
Khối ngoại bán ròng hơn 100 tỷ đồng trong phiên 28/8.
Quảng cáo

Vai trò của nhà đầu tư nội vẫn chi phối thể hiện qua tỷ trọng giao dịch 2 chiều chiếm 91,2%. Khối ngoại vẫn chỉ chiếm dưới 9% dù tiếp tục bán ròng hơn 110 tỷ đồng. Các mã FPT (+139 tỷ đồng), VNM (+0,54%), SSI (+48,6 tỷ đồng), MSN (+38,4 tỷ đồng) vẫn được mua ròng trong khi HPG (-187 tỷ đồng), HSG (-73,5 tỷ đồng) bị rút ra nhiều nhất.

Vận động thị trường

Trong phiên tăng điểm thứ 2 của thị trường chứng khoán Việt Nam, rung lắc vẫn là vấn đề với một nhịp kéo xuống mạnh nhất vào cuối phiên sáng. Và một nhịp giật xuống thứ 2 xuất hiện vào lúc 14h.

Thực tế, đây có thể chỉ là những động thái luân chuyển ở nhóm cổ phiếu trụ. Các mã VHM (-1,2%), VIC (-1,6%), VRE (-2,7%) với việc tạm nghỉ ngơi đã chuyển giao nhiệm vụ kéo điểm sang các mã GVR (+2%), SSI (+1,9%), POW (+1,5%), TCB (+1,5%), MBB (+1%).

Trong đó, đáng chú ý nhất là SSI đã đóng cửa ở mức cao nhất kể từ phiên giao dịch 23/7. Điều này cũng đang cho thấy nhóm cổ phiếu Chứng khoán đang có sự thay phiên thu hút dòng tiền giữa các mã như SSI, HCM (+0,9%), VCI (-0,7%).

Chỉ số VN30 vẫn giữ được sắc xanh tới khi đóng cửa, tăng 1,26 điểm (+0,1%) lên 1.323,54 điểm.

Còn VN-Index cũng bám theo khá sát với thành tích tăng 0,88 điểm (+0,07%) lên 1.281,44 điểm. Tổng giá trị giao dịch toàn sàn đạt 16.332 tỷ đồng.

Trong khi chờ đợi các tín hiệu dẫn dắt rõ ràng hơn, các nhóm ngành Bất động sản, Thép, Năng lượng đều vẫn chưa tự tin đi tiếp. Một số mã như PDR (+0,7%), NLG (+0,5%), CII (+0,3%), SMC (+1,8%), NKG (+1,4%), TV2 (+0,9%), PGV (+0,9%) dù có sắc xanh nhưng tiếp tục trong chuỗi vận động tích lũy.

Dòng tiền chưa thực sự mặn mà với các cổ phiếu trên HNX và UPCoM. Giá trị giao dịch của 2 sàn đạt tổng cộng hơn 1.700 tỷ đồng trong khi điểm số đều giảm nhẹ, HNX-Index giảm 0,29% còn UPCoM-Index giảm 0,01%.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường chứng khoán châu Á trầm lắng trước khi Mỹ công bố lạm phát

Hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn của châu Á đều giảm điểm trong phiên giao dịch chiều 15/1, giữa bối cảnh các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 13/1

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về kinh tế toàn cầu

Sự chú ý của thị trường hiện đang hướng đến dữ liệu lạm phát của Mỹ, được công bố trong tuần này, và một loạt báo cáo về lợi nhuận doanh nghiệp.

Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á

Thị trường liên tục giảm điểm, nhà đầu tư có đang quá tiêu cực?

Tháng 1 là thời gian rất quan trọng, nếu tháng 1 tích cực thì cả năm cũng sẽ tích cực. Năm nay, tháng 1 khá xấu, với mức giảm từ đầu năm khoảng 4%, ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh Số, Công ty CP Chứng khoán VPBank cho biết.

Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS Giám đốc Dragon Capital: “Chu kỳ đầu tư mạnh mẽ đang dần hiện hữu, thị trường Việt Nam là cơ hội tốt”

Các quỹ mở “làm ăn” thế nào trong năm 2024?

Trong 1 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam (VN-Index) đã ghi nhận mức tăng trưởng chỉ đạt 12,11%. Trong bối cảnh đó, nhiều quỹ đầu tư đã có kết quả kinh doanh tốt, thậm chí là còn vượt đỉnh cũ khi VN-Index còn đang lanh quanh ở mốc 1.180-1.280 điểm.

Quỹ ngoại quy mô 21.000 tỷ tiết lộ lý do đặt cược lớn vào cổ phiếu ngân hàng vừa vượt đỉnh Được dự báo sẽ sớm vượt Singapore, Thái Lan, Việt Nam sẽ cần bao lâu để quy mô GDP vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Cổ phiếu của Viglacera mất gần 6 tháng để trở lại xu hướng tăng dài hạn

Bất chấp thị trường chứng khoán đang thể hiện những vận động bất ổn tuần qua, cổ phiếu VGC của Tổng Công ty Viglacera vẫn hoàn tất tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp. Đáng chú ý, VGC đã trở lại với xu hướng tăng dài hạn.

Hạ tầng Gelex sắp “bỏ túi” hơn 280 tỷ đồng cổ tức từ Viglacera Tập đoàn GELEX trở thành cổ đông lớn tại Seaprodex