Trong tuần này, thị trường lại quan tâm đến Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) sau khi vào tháng 12/2022, BOJ đã gây sốc các thị trường tài chính thế giới với việc chuyển hướng chính sách tiền tệ của họ.
Theo kết quả cuộc khảo sát mới nhất, trong số 43 chuyên gia kinh tế mới nhất do Wall Street Journal thực hiện, nhiều chuyên gia khẳng định không thể loại bỏ khả năng sẽ có thêm động thái chính sách đưa ra.
Một phần của điều này là bởi thông điệp của BOJ đã trở nên không thực sự rõ ràng sau khi nâng gấp đôi mức trần lợi suất trái phiếu thời hạn 10 năm. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Haruhiko Kuroda trong quá khứ từng coi đó như dấu hiệu cho thấy đợt nâng lãi suất, tuy nhiên vào tháng trước, BOJ cho biết đã nhắm đến cải thiện tính bền vững của khung chính sách ngân hàng này.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật sẽ từ chức vào tháng 4/2022, hiện đang xuất hiện ngày một nhiều đồn đoán về khả năng BOJ sẽ hướng đến việc bình ổn chính sách. Bất chấp quyết định chấp nhận để biên độ nới tỷ giá tăng cao hơn, áp lực lên đường cong lợi suất của BOJ tăng lên từ tháng trước.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật thời hạn 10 năm tăng lên trên ngưỡng trần 0,5% vào ngày thứ Sáu lần đầu tiên tính từ ngày 20/12/2022, chính vì vậy BOJ buộc phải bán ra 3,2 nghìn tỷ yên tức 24,9 tỷ USD trái phiếu lãi suất cố định nhằm kiềm chế mức lợi suất này.
Giới đầu tư hiện đang được thuyết phục về khả năng rằng bất kỳ thay đổi chính sách nào có thể là một sự bất ngờ, chính vì vậy, cuộc họp chính sách vào tháng 1/2023 sẽ thu hút nhiều sự quan tâm. Các chuyên gia kinh tế thuộc Citigroup dự báo ngân hàng này sẽ loại bỏ hoàn toàn chính sách kiểm soát đường cong lợi suất.
Theo thông tin từ truyền thông địa phương vào ngày thứ Năm, BOJ sẽ đánh giá các tác dụng phụ của chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn, chính vì vậy thêm nhiều nhà đầu tư dự báo về khả năng sẽ có những động thái đầu cơ.
Tuy nhiên, BOJ cho rằng không cần thiết phải hành động quá mạnh tay để cải thiện chức năng trên thị trường trái phiếu và các nhà hoạch định chính sách sẽ đánh giá tác động từ việc điều chỉnh biên độ lợi suất trái phiếu.
Báo cáo kinh tế dự kiến được công bố cùng với tuyên bố chính sách có thể cũng sẽ hứng chịu nhiều chỉ trích. Nhiều khả năng nó sẽ cho thấy việc triển vọng giá cả trong những năm tài khóa mới đây sẽ diễn biến như thế nào. Số liệu lạm phát Nhật công bố ngày thứ Sáu cũng có thể xác nhận cho những dự đoán về khả năng lạm phát đã tăng tốc.
Tại những nơi khác, số liệu của Trung Quốc có thể cho thấy tác động từ các đợt phong tỏa doc COVID-19 lên nền kinh tế, doanh số bán lẻ tại Mỹ giảm sâu hơn và lạm phát tại Anh hạ nhiệt. Ngân hàng trung ương tại Malaysia và Indonesia dự kiến sẽ nâng lãi suất còn Nauy và Thổ Nhì Kỳ có thể duy trì còn Angola hạ lãi suất.
Xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 12/2022, khi nhu cầu toàn cầu hạ nhiệt, qua đó càng cho thấy những rủi ro đối với sự phục hồi kinh tế của nước này trong năm nay.
Tuy nhiên, nhập khẩu giảm nhẹ đã củng cố quan điểm rằng nhu cầu trong nước sẽ phục hồi chậm trong những tháng tới.
Trong khi hoạt động nhập khẩu dự kiến sẽ thúc đẩy làn sóng nhu cầu bị dồn nén sau khi Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp cứng rắn đối với dịch COVID-19 vào tháng 12 năm ngoái, thì hoạt động xuất khẩu của nước này được cho là sẽ suy yếu trong năm 2023, khi nền kinh tế toàn cầu đang trên bờ vực suy thoái.
Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng tại công ty quản lý tài sản Pinpoint Asset Management, cho biết: “Tăng trưởng xuất khẩu yếu cho thấy tầm quan trọng của việc thúc đẩy nhu cầu trong nước, coi đó là động lực chính cho nền kinh tế vào năm 2023."
Cụ thể, theo dữ liệu của Cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 12/2022 giảm 9,9% so với cùng kỳ năm trước đó, kéo dài đà giảm 8,7% trong tháng 11, mặc dù thấp hơn một chút so với kỳ vọng. Đây là mức giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 2/2020, phản ánh nhu cầu của thế giới đang chững lại.
Theo tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu chính thức, lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ đã giảm 19,5% trong tháng 12 vừa qua, trong khi các chuyến hàng đến Liên minh châu Âu (EU) giảm 17,5%.