Thị trường nhà đất Mỹ hồi phục bất ngờ

Tuy nhiên, ở hiện tại, chi phí vay thế chấp cao vẫn ảnh hưởng đến khả năng mua nhà của người dân, nhu cầu mua nhà vì vậy khó tăng mạnh.

Số lượng nhà xây mới tại Mỹ tháng 5/2023 bất ngờ tăng mạnh nhất từ năm 2016, số lượng đơn xin phép xây mới tăng mạnh nhất tính từ năm 2016, hoạt động xây nhà ở nhiều khả năng sẽ hỗ trợ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Số lượng nhà xây mới tại Mỹ tăng 21,7% lên 1,63 triệu căn, tốc độ tăng cao nhất trong vòng hơn 1 năm, theo số liệu của chính phủ Mỹ. Tốc độ này cao hơn dự báo của các chuyên gia tham gia khảo sát của Bloomberg. Hoạt động xây dựng nhà đơn lẻ tăng 18,5% lên mức cao nhất trong 11 tháng.

Số lượng hồ sơ nộp xin phép xây dựng, chỉ báo quan trọng của ngành xây dựng trong tương lai, tăng 5,2% lên ngưỡng tính theo trung bình năm đạt 1,49 triệu căn.

Số liệu này như vậy đã phát đi thông điệp đúng theo bình luận của chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước rằng thị trường bất động sản có những dấu hiệu bình ổn.

Những doanh nghiệp xây dựng nhà ở, khi lượng nhà tồn không bán được trên thị trường giảm đi, đã trở nên ngày một lạc quan hơn khi mà nhu cầu nhà ở vững vàng ở mức cao, chi phí vật liệu xây dựng giảm và áp lực của chuỗi cung ứng hạ nhiệt.

Tuy nhiên, ở hiện tại, chi phí vay thế chấp cao vẫn ảnh hưởng đến khả năng mua nhà của người dân, nhu cầu mua nhà vì vậy khó tăng mạnh.

Số lượng nhà xây mới tăng mạnh phản ánh cho sự tăng trưởng tại 3 trong 4 khu vực của Mỹ. Doanh số bán các tòa nhà căn hộ và nhiều dự án nhà ở nhiều căn khác tăng hơn 27%.

Quảng cáo

Số lượng nhà hoàn thành tăng lên ngưỡng 1,52 triệu căn tính trung bình hàng năm. Doanh số bán nhà đang sử dụng tháng 5/2023 dự kiến sẽ được công bố vào ngày thứ Năm tuần này, còn báo cáo về nhà xây mới sẽ được công bố vào tuần tới.

Các quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày thứ Tư đã không nâng lãi suất cơ bản đồng USD sau 15 tháng liên tiếp với 10 lần điều chỉnh lãi suất.

Tuy nhiên, Fed cũng phát đi thông điệp nhiều khả năng họ sẽ nối lại việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở thời điểm nào đó nhằm hạ nhiệt lạm phát, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

“Việc giữ lãi suất ở mức ổn định trong cuộc họp lần này cho phép ủy ban đánh giá thêm những thông tin và ý nghĩa của nó với chính sách tiền tệ”, Ủy ban Thị trường Mở thuộc Fed (FOMC) nhấn mạnh trong tuyên bố ra công chúng.

Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ Mỹ cũng điều chỉnh ngôn ngữ trong tuyên bố của mình, họ nói đến việc họ sẽ quyết định về mức độ thắt chặt chính sách phù hợp trong tương lai.

Lãi suất cơ bản đồng USD sau cuộc họp chính sách lần gần nhất ở trong ngưỡng từ 5% đến 5,25%. Các dự báo mới nhất về lãi suất cơ bản của Fed cho thấy chi phí cho vay sẽ tăng lên mức 5,6% vào thời điểm cuối năm 2023, dự báo trước đó là 5,1%.

Nội bộ FOMC tuy nhiên cũng không hoàn toàn thống nhất với quyết định của Fed. Trong số 18 nhà hoạch định chính sách, 12 người tính toán lãi suất ở hoặc trên ngưỡng trung bình 5,5% cho đến 5,75%, nó cho thấy việc thắt chặt thêm chính sách tiền tệ là cần thiết để kiềm chế áp lực giá cả. Những dự báo này cũng cho thấy giới chức tin sẽ có thêm 2 lần điều chỉnh lãi suất tổng số khoảng nửa điểm phần trăm trước thời điểm cuối năm nay.

Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng gần như tất cả các quan chức thuộc Fed tin rằng sẽ hoàn toàn hợp lý nếu nâng lãi suất trong năm 2023 để kiềm chế lạm phát. Ông từ chối bình luận về việc liệu có một đợt nâng lãi suất ngay trong tháng 7/2023 hay không, tuy nhiên nhấn mạnh đó sẽ là một cuộc họp thú vị.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên