Thị trường lao động Mỹ có thể không “sáng sủa” như các con số chính thức

Nếu như số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố vào tháng tới chính thức xác nhận cho điều này, Fed có thể cảm thấy đỡ áp lực hơn rất nhiều trong việc siết chặt chính sách tiền tệ.

Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ

Nhu cầu đối với người lao động Mỹ có dấu hiệu chững lại, đây là một diễn biến được thị trường chờ đợi từ rất lâu. Số lượng người lao động được tuyển mới trong lĩnh vực tư nhân nhiều khả năng đã chững lại, trong khi đó, thị trường lao động theo các công bố chính thức của chính phủ vẫn đang tăng trưởng rất nóng.

Theo số liệu được công bố bởi ZipRecruiter và Recruit Holdings, hai công ty tuyển dụng lớn tại Mỹ, số lượng việc làm đăng tuyển trên trang web của họ trong năm ngoái giảm sâu hơn so với công bố của Bộ Lao động Mỹ trong cùng thời gian trên.

Hai doanh nghiệp này đồng thời cho biết số lượng việc làm đăng tuyển cũng giảm trong năm nay, như vậy nó có thể phát đi chỉ báo về khả năng báo cáo sắp tới trên thị trường lao động Mỹ do Bộ Lao động công bố cũng sẽ giảm đi, hoạt động tuyển dụng đồng thời đi xuống.

Gần đây, nhà đầu tư bán cổ phiếu của những doanh nghiệp này sau khi họ công bố kết quả kinh doanh gây thất vọng.

Số lượng việc làm công bố gây ấn tượng và hoạt động tuyển dụng tăng trưởng tốt là những lý do mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tin rằng kinh tế Mỹ tăng trưởng quá nóng và vì vậy cần phải làm giảm lạm phát. Các quan chức thuộc Fed đang nâng lãi suất trong nỗ lực hạ nhiệt tăng trưởng và giảm áp lực giá cả. Nếu chính phủ công bố số liệu đúng theo tính toán của các doanh nghiệp tuyển dụng, các quan chức của Fed sẽ cảm thấy đỡ áp lực hơn trong việc siết chặt chính sách tiền tệ.

Bộ Lao động Mỹ vào tuần tới sẽ công bố số liệu việc làm mới tháng 1/2023 và số lượng người lao động được tuyển dụng trong tháng 2/2023. Số lượng việc làm mới trong tháng 12/2022 và hoạt động tuyển dụng tăng trưởng nhảy vọt trong tháng 1/2023, Bộ Lao động Mỹ từng công bố trước đây. Yếu tố chính làm nên điều này chính là việc các nhà hàng, bệnh viện, nhà dưỡng lão và cả trung tâm chăm sóc trẻ em đều tăng cường tuyển dụng.

Quảng cáo

Tất cả những sự tăng trưởng trên cho thấy thị trường lao động vẫn vững vàng bất chấp các thông báo sa thải từ nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành công nghệ, tài chính và nhiều ngành khác. Công ty mẹ Meta Platforms sở hữu Facebook, công ty Alphabet sở hữu Google và Microsoft đều đã cố gắng thu hẹp lực lượng lao động trong năm vừa qua.

Số liệu từ các doanh nghiệp tuyển dụng tư nhân thường có tính thời điểm chuẩn xác hơn so với các báo cáo của chính phủ, vốn có độ trễ khoảng một tháng. Các chuyên gia kinh tế thường nhìn vào các chỉ số về nhu cầu lao động để có thể hiểu được về hoạt động tuyển dụng trong tương lai.

Dù rằng lạm phát Mỹ lập đỉnh 9,1% vào tháng 6/2022 và từ đó đến nay đã hạ nhiệt liên tiếp 7 tháng, chỉ số CPI tháng 1/2023 ở mức 6,4%, giá cả tuy nhiên sau đó có thể sẽ đảo chiều và tăng trong năm 2023, theo nhà sáng lập quỹ Stormwall Advisors và là tác giả của cuốn sách “Tại sao nước Mỹ quan trọng: Trường hợp của chủ nghĩa biệt lệ mới” – ông Michael Wilkerson.

Ông Wilkerson dự báo lạm phát sẽ lên ngưỡng từ 8 đến 12% trong năm nay.

Ông Wilkerson có 3 thập kỷ kinh nghiệm trong vai trò của một nhà đầu tư vào thị trường mới nổi.

Ông là chuyên gia về mua bán & sáp nhập doanh nghiệp, ông từng đảm nhiệm vị trí giám đốc điều hành tại công ty M&A Lazard. Ông Wilkerson dự báo lạm phát hiện vẫn chưa tương đương tốc độ tăng trưởng cung tiền M2.

“Tăng trưởng cung tiền tăng đến 40% so với thời điểm năm 2000. Bạn chưa từng có một giai đoạn nào trong lịch sử mà cung tiền tăng với tốc độ như vậy mà không gây ra lạm phát. Lạm phát giá cả thường theo kịp với lạm phát cung tiền”, ông Wilkerson khẳng định.

Trao đổi với báo giới, ông Wilkerson nhấn mạnh từ năm 2000 cho đến nay, cung tiền M2 đã tăng trưởng gấp 3 lần, từ ngưỡng 7 nghìn tỷ USD lên gần 22 nghìn tỷ USD. Ông cũng nhấn mạnh rằng điều này có nguyên nhân từ những nỗ lực của chính phủ trong việc giảm bớt những cú sốc từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng như các đợt phong tỏa do COVID-19 năm 2020.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025