Thị trường kém ấn tượng so với khu vực, tâm lý nhà đầu tư trong nước vẫn chịu ức chế

Phiên hồi phục thứ 2 của thị trường chứng khoán Việt Nam diễn ra với dòng tiền yếu và còn rời rạc. So với những chỉ số chứng khoán châu Á vừa trải qua nhịp bị chốt lời mạnh, biên độ tăng của VN-Index vẫn tạo ra sự khó chịu cho nhà đầu tư.

Thị trường kém ấn tượng so với khu vực, tâm lý nhà đầu tư trong nước vẫn chịu ức chế

Định vị thị trường

Nhịp hồi phục rõ ràng hơn ở khu vực châu Á xuất hiện sau giai đoạn bị chốt lời mạnh. Các chỉ số NIKKEI 225 (+2,13%), KOSPI (+1,23%), TWSE (+0,2%), SET (+1,21%), HSI (+1,28%) đồng loạt đóng cửa trong sắc xanh.

Bối cảnh này dù vậy chưa tạo ra động lực cho thị trường Việt Nam hồi phục mạnh mẽ như kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Thay vào đó, VN-Index vẫn tăng phiên thứ 2 nhưng với biên độ kém ấn tượng.

Chất xúc tác

Dòng tiền trên thị trường vẫn là nút thắt chưa thể giải quyết với phiên thứ 3 liên tiếp khớp lệnh dưới mức bình quân 20 phiên. So với phiên cuối tuần trước, khớp lệnh chỉ tăng 1,31% lên 464 triệu đơn vị.

Thị trường kém ấn tượng so với khu vực, tâm lý nhà đầu tư trong nước vẫn chịu ức chế
Nhà đầu nước ngoài chỉ bán ròng hơn 220 tỷ đồng trên HOSE.

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm sự hiện diện trong giao dịch với tỷ trọng đóng góp vào 2 chiều (chiếm 10,7%) dù vẫn quay lại bán ròng hơn 220 tỷ đồng. Các mã VIX (+63,22 tỷ đồng), FPT (+51,5 tỷ đồng), VNM (+37,3 tỷ đồng) và PDR (-38,93 tỷ đồng), DCM (-38,51 tỷ đồng) ghi nhận sự trái chiều.

Quảng cáo

Hiện các biến số tỷ giá và lãi suất cũng không còn thúc đẩy nhà đầu tư nước ngoài phải bán ra mạnh như giai đoạn trước. Lãi suất liên ngân hàng của VND hiện đã quanh mức 5%, khá gần với mức lãi suất tiền gửi USD. Còn tỷ giá tự do cũng đang tạo ra nền quanh vùng giá 25.700 VND/USD.

Vận động thị trường

Với thanh khoản vẫn yếu, thị trường không thể hồi phục một cách đồng đều. Tại nhóm VN30, chỉ ghi nhận một số mã tăng trên 1% như VNM (+2,1%), BID (+1,8%), HPG (+1,6%), MWG (+1,6%), TPB (+1,4%), GVR (+1,4%), BCM (+1,1%) trong khi các mã VJC (-1,5%), VHM (-1,7%), VRE (-1,8%) lại triệt tiêu đi đáng kể đà tăng.

Đáng chú ý nhất là trường hợp của cổ phiếu VRE lại có mức giá thấp nhất trong vòng 4 năm và đang quay lại áp sát vùng đáy COVID-19.

Ở nhóm Midcap và Penny, các cổ phiếu tăng tốt như BFC (+6,97%), DCM (+4,55%), TCH (+3,91%), NTL (+4,17%) có sự đột biến nhờ báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2024 tích cực.

Trong khi đó, HVN (+6,94%), QCG (+6,95%) tăng trần với tính chất của nhịp hồi phục sau một chuỗi giảm sâu kéo dài.

Chốt phiên giao dịch, độ rộng của HOSE đạt 48,1% mã tăng so với 37% mã giảm. Chỉ số VN-Index tăng 5,28 điểm lên 1.247,39 điểm (+0,43%). Thanh khoản sàn đạt 404,82 triệu đơn vị, tương đương 9.231 tỷ đồng.

Trên HNX và UPCoM, một số mã như TNG (+5,7%), LAS (+4,8%), VGI (+6,3%), OIL (+6,4%), VGT (+5,5%), DDV (+5%), FOX (+6,4%), TVN (+11,1%) cũng hồi phục tốt. Tuy nhiên, yếu tố thanh khoản cũng chưa thể được cởi trói trên 2 sàn.

Chỉ số HNX-Index tăng 0,26% lên 237,27 điểm với thanh khoản sàn đạt 41,24 triệu đơn vị, tương đương 867 tỷ đồng. Còn UPCoM-Index tăng 0,2% lên 95,37 điểm với thanh khoản đạt 27,87 triệu đơn vị, tương đương 546 tỷ đồng.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ?

Mức thuế 46% đối với Việt Nam hay 34% với Trung Quốc giống như một mức trần để các quốc gia bắt đầu đàm phán với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về các chính sách mà sau đó các mức thuế trần này có thể giảm xuống, chuyên gia SSI cho biết.

Chứng khoán châu Á phục hồi nhẹ dù vẫn còn nỗi lo thuế quan Chứng khoán tương lai Mỹ đồng loạt lao dốc, Dow Jones futures giảm hơn 1.000 điểm

Thị trường có phiên tăng điểm không trọn vẹn

Ngân hàng đã khiến thị trường "mừng hụt" sau khi bất ngờ quay đầu về cuối phiên. Thành quả tăng điểm của chỉ số VN-Index gần như đã bị triệt tiêu hết.

Chủ tịch FPTS: Khó đạt kế hoạch 2025 do cạnh tranh khốc liệt Nóng: Hệ thống công nghệ mới dự kiến vận hành từ 5/5, HoSE điều chỉnh ngày hiệu lực của loạt chỉ số quan trọng

Chủ tịch FPTS: Khó đạt kế hoạch 2025 do cạnh tranh khốc liệt

Ngày 1/4, Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 với kế hoạch kinh doanh thận trọng. Tuy nhiên, lãnh đạo FPTS cho rằng việc hoàn thành mục tiêu trong năm là không dễ do sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành.

Sau đợt phát hành ESOP mới, Chủ tịch FPTS đăng ký bán ra cổ phiếu Cho vay kỷ lục, FPTS chưa có kế hoạch huy động vốn trong năm 2025

Chứng khoán châu Á phục hồi nhẹ dù vẫn còn nỗi lo thuế quan

Chứng khoán châu Á chiều 1/4 phục hồi phần nào những tổn thất nặng nề gần đây, nhưng tâm lý thị trường vẫn ảm đạm khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị công bố các biện pháp thuế quan sâu rộng mới.

Chứng khoán châu Á lao dốc khi cổ phiếu ô tô tiếp tục chịu áp lực từ thuế quan Chứng khoán châu Á chao đảo trước thềm Mỹ áp đặt thuế quan mới

Ngân hàng tạo sức bật cho thị trường, sóng khoáng sản được tái kích hoạt

Thị trường vẫn phải nhờ đến nỗ lực của Ngân hàng và nhóm Vingroup để có được phiên tăng hơn 10 điểm. Trong khi đó, nhóm Khoáng sản sau giai đoạn bị chốt lời sâu đã bất ngờ tăng mạnh.

Chứng khoán HSC rót 2.000 tỷ đồng mua trái phiếu kỳ hạn 8 năm của một ngân hàng lớn Chứng khoán KAFI tăng vốn gấp 5 lần chỉ trong 4 năm