Thị trường giao dịch lình xình nhưng vẫn có mã phá kỷ lục giá

Sau diễn biến hạ nhiệt của phiên cuối tuần trước, thị trường đã buộc phải chậm lại và cũng thể hiện kém sôi động hơn. Dù vậy, trên HOSE vẫn xuất hiện cổ phiếu phá kỷ lục giá.

Thị trường giao dịch lình xình nhưng vẫn có mã phá kỷ lục giá

Định vị thị trường

Phần lớn các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên đầu với sự dẫn dắt của NIKKEI 225 (+1,53%) kế đến là TWSE (+0,57%), KOSPI (+0,33%), STI (+0,39%).

Còn với thị trường Việt Nam, nhịp hạ nhiệt của phiên ngày thứ Sáu tuần trước vẫn còn để lại hiệu ứng trong ngày đầu tuần. Trong cả phiên, chỉ số chủ yếu giao dịch lình xình và đóng cửa trong sắc đỏ.

Chất xúc tác

Dòng tiền sụt mạnh so với phiên thứ Sáu tuần trước là nguyên nhân chính khiến thị trường trở nên kém sôi động. Khớp lệnh của HOSE đã giảm 46% xuống 455 triệu đơn vị.

Điều này còn cho thấy xu hướng tâm lý của nhà đầu tư nội đang chuyển sang quan sát phản ứng chung sau khi đã có những động thái chốt lời ngắn hạn.

Thị trường giao dịch lình xình nhưng vẫn có mã phá kỷ lục giá
Khối ngoại nối lại mạch mua ròng sau phiên gián đoạn do hoạt động cơ cấu ETFs.
Quảng cáo

Được biết, tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút ròng 7.321,85 tỷ đồng từ thị trường qua bằng kênh thị trường mở. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 1.511,60 tỷ đồng, không còn khối lượng tín phiếu lưu hành.

Vận động thị trường

Cùng với sự sụt giảm lớn về thanh khoản, các cổ phiếu lớn cũng thể hiện khá yếu trong việc dẫn dắt chỉ số. Tại rổ VN30, chỉ có 9/30 mã tăng giá trong khi có tới 19 mã giảm. Ngoại trừ một số mã giảm trên 2% như SSB (-3,6%), VRE (-2,6%), hầu hết các cổ phiếu đều giảm không đáng kể.

Sự hậu thuẫn của dòng tiền không có trong khi các mã lớn giao dịch trái chiều đã khiến cho VN-Index lình xình trong toàn bộ thời gian giao dịch của phiên đầu tuần. Cuối phiên, chỉ số giảm về ngay đúng đường xu hướng ngắn hạn (MA20), đóng cửa tại 1.268,48 điểm (-0,28%).

Số đông các cổ phiếu trên HOSE đều phải vận động trong biên độ hẹp như DCM (+0,53%), VTP (+0,13%), KDH (+0,13%), REE (+0,15%), PNJ (+0,3%), DIG (-0,66%), HSG (-0,99%), VND (-1%), GEX (-0,95%), NKG (-0,93%)…

Tuy nhiên, vẫn có những màu sắc của hy vọng xuất hiện tới từ một số mã như NTL (+3,33%), NAF (+6,77%), STK (+6,92%). Đặc biệt, BMP (+4,32%) tiếp tục để lại dấu ấn với việc lập kỷ lục giá mới sau khi đóng cửa là 127.000 đồng/cổ phiếu. Qua đó, BMP đã tăng giá gần 30% và đang ở năm tăng giá thứ 5 liên tiếp.

Tính chung cả sàn HOSE, độ rộng đạt 29% mã tăng giá so với 55% mã giảm. Giá trị giao dịch của sàn chỉ đạt 12.899 tỷ đồng, tương đương 564,21 triệu đơn vị.

Với 2 sàn sàn còn lại, biên độ vận động cũng đều rất hẹp. HNX-Index giảm 0,39% trong khi UPCoM-Index tăng 0,01%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt chỉ hơn 1.400 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Phiên thanh khoản kỷ lục, VN-Index giữ lại mốc 1.200 điểm

Sau phiên giảm kỷ lục, thị trường vẫn còn gặp áp lực bán khi đã có thời điểm giảm hơn 70 điểm. Tuy nhiên, những nỗ lực hấp thụ lực bán đã xuất hiện giúp nhiều cổ phiếu thoát được giá sàn. Đồng thời, VN-Index cũng đóng cửa trên 1.200 điểm.

DNSE vươn lên 16,7 % thị phần chứng khoán phái sinh quý I/2025 Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Chứng khoán châu Á nối tiếp đà bán tháo toàn cầu

Nối tiếp đà bán tháo toàn cầu, ngày 4/4, chứng khoán châu Á giảm sâu do lo ngại chiến tranh thương mại từ thuế quan Mỹ, cùng rủi ro suy thoái và lạm phát tăng cao.

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10% Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Có 6/10 công ty chứng khoán trong Top 10 thị phần môi giới của HOSE mở rộng được thị phần giao dịch. Đáng chú ý nhất là "ông lớn" SSI đã có sự tăng tốc mạnh mẽ trong khi chứng khoán Mirae lại bị thu hẹp nhiều nhất.

Công ty chứng khoán ngoại lớn nhất đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 7% Chứng khoán HSC đặt mục tiêu năm 2025 cho vay 27.000 tỷ đồng