Thị trường được bình ổn tâm lý trong ngày đáo hạn phái sinh

Dư âm của phiên giao dịch hôm qua vẫn còn trên thị trường. Tuy nhiên, những nỗ lực của nhóm cổ phiếu lớn đã giúp triệt tiêu hết sắc đỏ của chỉ số VN-Index. Bên cạnh đó, khối ngoại đã có 2 phiên liên tiếp giải ngân vào HOSE tổng cộng gần 1.500 tỷ đồng.

Thị trường được bình ổn tâm lý trong ngày đáo hạn phái sinh

Định vị thị trường

Động thái chốt lời của nhà đầu tư tại các thị trường mạnh nhất khu vực châu Á đã quay trở lại. Chỉ số NIKKEI 225 (-2,36%), TWSE (-1,56%), KOSPI (-0,67%) ghi nhận sắc đỏ đồng loạt cùng với biên độ giảm nới rộng thêm.

Trong khi đó, ưu tiên của thị trường Việt Nam là những biến động trước và sau đáo hạn phái sinh. Phiên hôm nay, dù là ngày đáo hạn phái sinh, thị trường lại được các cổ phiếu lớn kéo ngược về cuối phiên để triệt tiêu hậu quả từ cú đạp mạnh ngày hôm qua.

Chất xúc tác

Trước phiên đáo hạn phái sinh tháng 7/2024, khối lượng giao dịch của HOSE đã gia tăng đột biến cùng với lực mua mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài. Còn tới hôm nay, khớp lệnh đã thu hẹp nhưng vẫn giữ được trên mức bình quân 20 phiên, đạt 652 triệu đơn vị.

Đáng chú ý hơn, nhà đầu tư nước ngoài lại tăng gần gấp đôi quy mô giải ngân so với phiên hôm qua, đạt hơn 960 tỷ đồng. Các mã được nhà đầu tư ngoại mua vào mạnh nhất là HDB (+492 tỷ đồng), STB (+344 tỷ đồng), SAB (+161 tỷ đồng), MWG (+130 tỷ đồng), SCS (+112 tỷ đồng).

Thị trường được bình ổn tâm lý trong ngày đáo hạn phái sinh
Khối ngoại mua ròng hơn 1.700 tỷ đồng trong 2 phiên ngày 17/7 và 18/7.

Với lực mua mạnh mẽ hơn, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại cũng được tăng cường trở lại, chiếm 15,68% tổng giao dịch 2 chiều của HOSE.

Quảng cáo

Sự trở lại của nhà đầu tư nước ngoài trong 2 phiên liên tiếp cũng cho thấy những phản ứng tích cực trong bối cảnh đồng USD đã suy yếu. Hiện chỉ số DXY đã xuống dưới 104 điểm giúp cho tỷ giá USD trên thị trường tự do tại Việt Nam về quanh mốc 25.600 VND/USD.

Ngoài ra, động thái của nhà điều hành cũng đang tạo thuận lợi hơn cho dòng tiền. Trong ngày hôm qua, NHNN bơm ròng tiếp 11.023,58 tỷ đồng ra thị trường qua nghiệp vụ thị trường mở. Khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường ở mức 81.850 tỷ đồng, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 41.021,43 tỷ đồng.

Vận động thị trường

Tâm lý thị trường chuyển sang bất ổn sau khi thị trường đã phản ứng ngược với sự bùng nổ của nhóm Ngân hàng. Dư âm của phiên hôm qua vẫn còn cho đến chiều nay. VN-Index đã có thời điểm bị kéo giảm xuống 1.256 điểm, tương ứng với mức thất thoát gần 12 điểm.

Tuy nhiên trong giai đoạn cuối phiên thời điểm quyết định tới giá chốt của HĐTL VN30F2407 thì nhóm cổ phiếu lớn lại xuất hiện lực kéo lên. Dẫn dầu là PLX (+5,56%), kế đến là MWG (+2,4%), POW (+2,2%), VRE (+2%), MBB (+1,6%), CTG (+1,4%), GVR (+1,4%), BVH (+1,3%), ACB (+1,2%), BID (+1%), SSB (+1%).

Cổ phiếu PLX đã gỡ hết thiệt hại của phiên trước và lấy lại sự tích cực trong khi các mã Ngân hàng vẫn tiếp tục cho thấy sự quyết liệt trong việc dẫn dắt chỉ số. Đáng chú ý nhất ở nhóm Ngân hàng, cổ phiếu MBB vẫn duy trì tham vọng phá kỷ lục giá.

Chỉ số VN30 đã quay đầu, đóng cửa trên tham chiếu. Nhờ đó, hàng loạt các cổ phiếu Midcap và Penny cũng hồi phục khá tốt như HSG (+2,95%), TCH (+2,37%), HDG (+4,97%), DCM (+2,97%), HAG (+4,22%), ANV (+2,75%), NVL (+2,07%), DXG (+4,44%), SBT (+5,71%), VSC (+2,22%), ELC (+3,66%), HAH (+3,41%), BFC (+5,23%), DRC (+4,87%), NHA (+3,15%)…

Sắc xanh nhanh chóng xuất hiện trở lại trên diện rộng với 56,4% mã tăng giá. VN-Index cũng có biên độ hồi phục tốt hơn so với VN30, tăng 5,78 điểm lên 1.274,44 điểm (+0,46%). Tổng giá trị giao dịch của HOSE đạt 19.109 tỷ đồng, tương đương 739 triệu đơn vị,

Diễn biến đảo chiều tăng điểm cũng xuất hiện ở 2 sàn còn lại. HNX-Index đã tăng trở lại 0,66% và UPCoM-Index tăng 0,35%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.500 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Nối đà hồi phục, VN-Index tăng gần 7 điểm

Lực cầu sôi động trong phiên chiều nay (17/1) giúp sắc xanh vượt lên áp đảo trên bảng điện tử. Phiên tăng hôm nay không xuất hiện dòng cổ phiếu dẫn dắt chủ đạo nhịp tăng chỉ số, thay vào đó là sự luân phiên giữa các nhóm ngành.

Công ty chứng khoán có cổ phiếu tăng mạnh nhất ngành "cán đích" lợi nhuận năm 2024

Cổ phiếu MBS của CTCP Chứng khoán MB là mã tăng mạnh nhất ngành trong năm 2024. BCTC quý IV/2024 của MBS cho biết Công ty đã "về đích" và đồng thời vượt mốc dư nợ 10.000 tỷ đồng.

MBS được "bật đèn xanh" cho đợt phát hành riêng lẻ gần 600 tỷ đồng MBS, TCBS, KIS mở rộng mạnh thị phần môi giới quý IV/2024 trên HOSE

Thị trường chứng khoán châu Á tăng theo đà của Phố Wall

Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục đà tăng trong phiên chiều 16/1 sau khi lạm phát của Mỹ thấp hơn dự báo khiến các nhà đầu tư lạc quan và tin tưởng rằng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về kinh tế toàn cầu

Cổ phiếu VND tăng trần, khối ngoại bán ròng quy mô lớn

Phiên đáo hạn phái sinh đầu tiên của năm 2025 diễn ra với những vận động khó lường. Cùng với đó là hoạt động bán ròng với quy mô lớn nhất của khối ngoại trong 3 tháng trở lại đây, với hơn 3.000 tỷ đồng.

Cổ phiếu Đầu tư công "thức tỉnh" trong phiên hồi phục thứ 2 của tuần giao dịch Cổ phiếu VNDirect bất ngờ "cháy hàng", thị giá tăng kịch trần

Thị trường chứng khoán châu Á trầm lắng trước khi Mỹ công bố lạm phát

Hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn của châu Á đều giảm điểm trong phiên giao dịch chiều 15/1, giữa bối cảnh các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 13/1

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về kinh tế toàn cầu

Sự chú ý của thị trường hiện đang hướng đến dữ liệu lạm phát của Mỹ, được công bố trong tuần này, và một loạt báo cáo về lợi nhuận doanh nghiệp.

Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á