Thị trường dầu toàn cầu có thể hụt mạnh nguồn cung trong thời gian còn lại của năm 2023

Việc giá dầu tăng có nguyên nhân trực tiếp từ nhu cầu tăng của Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá dầu được dự báo sẽ tăng trong nửa sau của năm khi mà nguồn cung khó đáp ứng đủ nhu cầu, theo Tổng thư ký Diễn đàn Năng lượng Quốc tế (IEF), theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Tổng thư ký của IEF, ông Joseph McMonigle, phân tích nhu cầu dầu hiện đang tăng nhanh chóng lên ngưỡng trước đại dịch COVID-19, tuy nhiên nguồn cung đang khó theo kịp. Ông khẳng định yếu tố duy nhất có thể hạ nhiệt đà tăng giá dầu hiện tại chính là nỗi sợ suy thoái kinh tế.

“Đối với nửa sau của năm nay, chúng ta nhiều khả năng sẽ gặp khó trong việc đáp ứng nguồn cung, và kết quả của việc này là giá sẽ phản ứng với điều đó”, ông McMonigle phân tích bên lề cuộc họp của bộ trưởng năng lượng của nhóm các nước công nghiệp phát triển G20 tại Ấn Độ.

Ông McMonigle giải thích việc giá dầu tăng có nguyên nhân trực tiếp từ nhu cầu tăng của Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

“Chỉ riêng nhu cầu từ Trung Quốc và Ấn Độ sẽ khiến cho khiến cho nhu cầu dầu nửa sau của năm nay tăng ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày”, tổng thư ký nhấn mạnh.

Khi được hỏi liệu giá dầu có tái lập mốc 100USD/thùng thêm một lần nữa hay không, ông nhấn mạnh rằng giá dầu hiện tại vốn đã ở ngưỡng khoảng 80USD/thùng và nhiều khả năng có thể tăng cao hơn nữa.

“Chúng ta sẽ chứng kiến tồn kho dầu giảm sâu hơn nữa, như vậy đây có thể coi như tín hiệu của thị trường về việc nhu cầu chắc chắn sẽ tăng lên. Chính vì vậy chúng ta sẽ chứng kiến giá dầu phản ứng với điều này”, ông McMonigle nói.

Tuy nhiên, ông McMonglie cũng tin tưởng vào khả năng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh sẽ hành động và làm tăng nguồn cung nếu thực sự thế giới đương đầu với tình trạng thiếu hụt cân bằng cung cầu.

“Họ đang rất cẩn thận về vấn đề nhu cầu. Họ muốn nhìn thấy bằng chứng rằng nhu cầu đang tăng lên và sẽ có những phản ứng với thay đổi trên thị trường”, ông McMonglie phân tích.

Quảng cáo

Giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 9/2023 đóng cửa phiên giao dịch cuối của kỳ hạn này ở mức 81,07USD/thùng còn giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 9/2023 chốt ngày giao dịch ở mức 76,83USD/thùng.

Ông McMonigle đồng thời nói đến thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng, bởi xét đến việc thị trường năng lượng châu Âu ổn định khi mùa đông năm 2022 ấm hơn so với bình thường.

“Điều kiện thời tiết đã thực sự ủng hộ cho châu Âu. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn còn ở phía trước, sẽ không chỉ là mùa đông năm nay mà vài mùa đông năm tới sẽ vẫn còn khó khăn, theo phân tích của tổng thư ký IEF.

Vấn đề an ninh năng lượng giờ đây đã trở thành trọng tâm của nhiều hội nghị thượng đỉnh ví như G20, ông McMonigle nhấn mạnh.

Trung Quốc nhập khẩu lượng dầu kỷ lục bất chấp bối cảnh kinh tế yếu kém. Trung Quốc tranh thủ mua gom dầu thô Nga giá rẻ để xây dựng dự trữ, cùng lúc đó xuất khẩu các sản phẩm được tinh chế tăng mạnh, theo nội dung bài báo mới được Financial Times đăng tải.

Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc lập kỷ lục trong năm nay khi mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hồi phục.

Những gì đang diễn ra cho thấy các biện pháp trừng phạt áp dụng với Nga đang định hình lại thị trường dầu toàn cầu như thế nào. Trung Quốc hưởng lợi khi mua được dầu thô rẻ cũng như có cơ hội để tăng xuất khẩu dầu.

Trong nửa đầu năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu ước tính 11,4 triệu thùng dầu/ngày, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 15,3% so với ngưỡng trước COVID-19, theo tính toán của Financial Times dựa trên số liệu của hải quan Trung Quốc.

“Câu trả lời ngắn gọn ở đây chính là dự trữ dầu thô tại Trung Quốc đã không ngừng tăng lên. Họ đang nhập khẩu nhiều dầu cho tương lai cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho việc sẽ có gói kích cầu được tung ra. Nhiều người đang nói về khả năng kinh tế sẽ phục hồi tốt hơn trong nửa sau của năm”, trưởng bộ phận giao dịch dầu tại tổ chức Rystad Energy – ông Mukesh Sahdev phân tích.

Trung Quốc nhập khẩu ước tính 2,57 triệu thùng dầu thô Nga trong tháng trước, cao hơn so với ngưỡng kỷ lục từng thiết lập trong tháng 5/2023, theo các số liệu thống kê chính thức.

Nửa đầu năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu ước tính 2,13 triệu thùng dầu Nga/ngày, cao hơn mức 1,88 triệu thùng dầu/ngày từ Saudi Arabia. Nga vì vậy trở thành nước cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc trong năm nay.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên