Thị trường dầu có dấu hiệu bắt đầu dư thừa nguồn cung

Tổng cộng từ năm 2023-2030, thế giới dự kiến sẽ bổ sung thêm khoảng 4,9 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương với sản lượng của Ấn Độ hiện nay.

Bể chứa dầu tại kho dự trữ ở Carson, California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Một số hãng lọc dầu hàng đầu của Mỹ đang giảm hoạt động tại các cơ sở của họ trong quý này, làm tăng thêm lo ngại rằng tình trạng dư cung toàn cầu đang hình thành.

Marathon Petroleum Corp., chủ sở hữu của nhà máy lọc dầu lớn nhất nước Mỹ, dự kiến sẽ vận hành 13 nhà máy của họ ở mức trung bình 90% công suất trong quý 3, mức thấp nhất trong giai đoạn này kể từ năm 2020.

Tương tự, PBF Energy Inc. thông báo rằng họ đang chuẩn bị xử lý ít dầu thô nhất trong ba năm, Phillips 66 sẽ vận hành các nhà máy lọc dầu của công ty ở mức gần thấp nhất trong hai năm và Valero Energy Corp. dự kiến sẽ cắt giảm việc xử lý dầu.

Tổng cộng, bốn nhà máy lọc dầu này chiếm khoảng 40% công suất sản xuất xăng và dầu diesel của Mỹ.

Tổ hợp sản xuất nhiên liệu của Mỹ trên, một yếu tố quan trọng trong cân bằng cung cầu toàn cầu, đang gặp khó khăn khi tiêu thụ đình trệ và lợi nhuận giảm.

Sự chậm lại này phần nào củng cố khả năng dư thừa dầu thô, một mối đe dọa đã hạn chế giá dầu tăng khoảng 7% trong năm nay bất chấp việc cắt giảm sản lượng của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) và căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Xu hướng này cũng đi ngược lại với ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) rằng các nhà sản xuất nhiên liệu toàn cầu sẽ xử lý thêm gần 900.000 thùng dầu mỗi ngày trong năm nay.

Quảng cáo

Trong một cuộc phỏng vấn tại Houston, chiến lược gia dầu khí toàn cầu của Macquarie, ông Vikas Dwivedi, cho biết lợi nhuận lọc dầu giảm sút khiến nhiều nhà máy lọc dầu tại Mỹ giảm hoạt động hoặc đưa nhà máy vào trạng thái bảo trì lâu dài trong mùa Thu. Điều này sẽ gây sức ép lên cán cân cung-cầu và có thể làm tăng lượng dầu thô tồn kho tại Mỹ từ nay đến hết năm.

Lợi nhuận từ việc chuyển đổi dầu thô thành nhiên liệu đang giảm xuống do sự không phù hợp về thời điểm đóng cửa, chuyển đổi và bổ sung công suất mới của nhà máy lọc dầu cùng lúc với việc xe điện và xe tải nặng chạy bằng LNG ngày càng phổ biến ở Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới.

Cùng lúc đó, nguồn cung dầu thô toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên đến cuối năm, ngay cả khi các nhà máy lọc dầu mới tăng tốc.

Mỹ đã có thể xuất khẩu một phần lượng dầu thô dư thừa của nước này sang nhà máy lọc dầu siêu lớn Dangote của Nigeria và nhà máy lọc dầu Dos Bocas của Mexico dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất trong năm nay.

Theo Bloomberg NEF, tổng cộng từ năm 2023-2030, thế giới dự kiến sẽ bổ sung thêm khoảng 4,9 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương với sản lượng của Ấn Độ hiện nay.

Tuy nhiên, sự sụt giảm nhẹ đó có thể là ngắn hạn khi Guyana tăng cường sản xuất, trong khi OPEC+ dự kiến sẽ đưa trở lại khoảng 540.000 thùng dầu thô mỗi ngày trong quý cuối cùng.

Khả năng nguồn cung vượt cầu đang làm giảm mức mức giá chênh lệch được thêm vào giá dầu thô do các rủi ro địa chính trị.

Phillips 66, nhà sản xuất nhiên liệu lớn nhất Mỹ về giá trị thị trường cho biết biên lợi nhuận thấp hơn là lý do khiến công ty giảm dự báo sản lượng.

Trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh quý 2/2024, Giám đốc Tài chính Kevin Mitchell cho biết công ty có trụ sở tại Houston này dự kiến sẽ tiến hành bảo trì phòng ngừa khi biên lợi nhuận lọc dầu đang ở mức "yếu hơn một chút so với trước đây."

Giám đốc Thương mại Marathon, ông Rick Hessling, nhận xét nền kinh tế Trung Quốc vẫn là mối quan tâm và sự trở lại của nguồn cung dầu từ OPEC có thể gây ra một số biến động trong ngắn hạn.

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Nga nâng dự báo kim ngạch xuất khẩu dầu khí năm 2024

Tài liệu của Bộ Kinh tế Nga cho thấy năm nay xuất khẩu dầu thô của Nga sẽ đạt 239,9 triệu tấn, tương đương 4,8 triệu thùng/ngày, tăng nhẹ so với mức 238,3 triệu tấn năm ngoái.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Ngược đời EU: Muốn "đoạn tuyệt" khí đốt Nga nhưng liên tục mua hàng, lượng nhập khẩu tăng vọt 40%

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp lúng túng trong việc lập bản đồ định vị rừng trồng

EU thuộc top thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn của Việt Nam. Quy định của EU về chống phá rừng và suy thoái rừng (EUDR) có hiệu lực từ tháng 6/2023, triển khai thực hiện vào ngày 01/01/2025. Hiện nay doanh nghiệp chưa biết làm thế nào để xác định được bản đồ rừng trồng và ai sẽ là người xác nhận?

Thiếu vốn, doanh nghiệp xuất khẩu gạo luôn “bán trước, mua sau” Ấn Độ quay lại xuất khẩu gạo, thị trường gạo trong nước có bị ảnh hưởng?

Giá dầu thế giới giảm mạnh do lo ngại về nhu cầu

Phiên 4/9, giá dầu thô thế giới giảm hơn 1 USD/thùng, trước những lo ngại về nhu cầu trong những tháng tới, giữa lúc các nhà sản xuất dầu thô phát đi những tín hiệu trái chiều về việc tăng nguồn cung.

Giá dầu, giá vàng và thị trường chứng khoán diễn biến ảm đạm phiên đầu tuần Giá dầu đảo chiều tăng nhẹ sau đà lao dốc