Hai yếu tố chính chi phối giá dầu châu Á phiên 21/2

Phiên 21/2, giá dầu tại châu Á giảm nhẹ nhưng vẫn đang hướng đến mức tăng giá khi tính chung cả tuần này, trước triển vọng nhu cầu cải thiện tại Mỹ và Trung Quốc, và những lo ngại về nguồn cung ở Nga.

094548-gia-dau-tho-the-gioi-tang-hon-3-do-cang-thang-leo-thang-o-trung-dong.jpg
Hai yếu tố chính chi phối giá dầu châu Á phiên 21/2. Ảnh: TTXVN

Vào lúc 14 giờ 49 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 22 xu Mỹ, hay 0,27%, xuống còn 76,27 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm hơn 20 xu Mỹ, hay 0,3%, xuống 72,26 USD/thùng.

Quảng cáo

Cả hai loại dầu trên đều đã tăng hơn 2% kể từ đầu tuần này đến nay - mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng Một. Với đà này, dầu Brent sẽ có tuần tăng giá thứ hai sau ba tuần giảm, trong khi dầu WTI sẽ ghi nhận tuần tăng giá đầu tiên sau bốn tuần giảm.

Thị trường đang chú ý đến tình trạng gián đoạn nguồn cung dầu. Nga cho biết các dòng vận chuyển dầu của Tập đoàn Dầu khí Caspian (CPC) - một tuyến đường chính để xuất khẩu dầu thô từ Kazakhstan - đã giảm 30-40% vào ngày 18/2 sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào một trạm bơm. Theo tính toán của hãng tin Reuters, mức giảm 30% sẽ tương đương với việc nguồn cung giảm 380.000 thùng/ngày trên thị trường.

Trong khi đó, Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ngày 20/2 cho biết, lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã tăng trong tuần trước, trong khi lượng xăng và các sản phẩm chưng cất dự trữ giảm, do hoạt động bảo trì theo mùa tại những nhà máy lọc dầu khiến sản lượng chế biến giảm.

Chuyên gia phân tích Toshitaka Tazawa của Fujitomi Securities nhận định việc giảm lượng dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ, cùng với những lo ngại về nguồn cung thắt chặt ở Nga, đang hỗ trợ giá dầu. Ông cũng cho biết thêm, kỳ vọng về khả năng đạt được một thỏa thuận chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine, điều có thể giúp nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Nga, đã phần nào giảm xuống do lập trường kiên quyết của Ukraine. Điều này đã thúc đẩy một số nhà đầu tư mua dầu trở lại.

Về phía cầu, các nhà phân tích của ngân hàng JPMorgan ngày 21/2 cho biết nhu cầu dầu toàn cầu đạt trung bình 103,4 triệu thùng/ngày tính đến ngày 19/2, tăng 1,4 triệu thùng/ngày. JPMorgan dự đoán thời tiết lạnh ở Mỹ và hoạt động công nghiệp gia tăng ở Trung Quốc khi người dân trở lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ sẽ khiến nhu cầu dầu tăng thêm trong tuần tới.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Phiên 10/4, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng, xóa bỏ đà tăng của phiên trước đó, khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc tạm dừng áp thuế quan diện rộng của Mỹ và chú ý đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm

Phiên giao dịch này đã ghi nhận sự biến động mạnh khi giá có lúc giảm hơn 3 USD/thùng, nhưng sau đó lại tăng hơn 1 USD/thùng sau khi có thông tin cho rằng Mỹ đang xem xét tạm dừng áp thuế 90 ngày.

Giá dầu giảm mạnh do lo ngại về thuế quan mới của Mỹ Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu

Giá dầu đảo chiều giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump công bố thuế đối ứng

Sau khi tăng 1 USD trong phiên ngày 2/4, giá dầu thế giới đảo chiều giảm mạnh trong phiên giao dịch ngoài giờ, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng với các đối tác thương mại.

Mỹ đe dọa áp thuế, giá dầu biến động trái chiều Giá dầu nhích nhẹ sau khi Mỹ cảnh báo trừng phạt "vàng đen" của Nga