Giá dầu tiếp tục đi lên do gián đoạn nguồn cung

Giá dầu tiếp tục tăng nhẹ trong phiên 18/2 sau vụ tấn công vào một trạm bơm trên đường ống dẫn dầu ở Nga làm giảm nguồn cung từ Kazakhstan.

Tuy nhiên, đà tăng bị hạn chế phần nào do triển vọng nguồn cung sớm tăng trở lại.

101712-gia-dau-tho-the-gioi-tang-10-trong-mot-tuan.jpg
Giá dầu tiếp tục đi lên do gián đoạn nguồn cung. Ảnh: THX/TTXVN

Vào đầu giờ chiều 18/2, giá dầu Brent tăng 15 xu (tương đương 0,2%) lên 75,37 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng 67 xu lên 71,41 USD/thùng, sau khi đóng cửa nghỉ lễ phiên 17/2.

Quảng cáo

Chuyên gia chiến lược thị trường Yeap Jun Rong của ngân hàng IG nhận định yếu tố chi phối giá dầu gần đây xoay quanh kỳ vọng nguồn cung. Sau khi giá giảm trong những tuần qua, tin tức về cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (drone) vào đường ống xuất khẩu dầu của Kazakhstan ở Nga đã tạo tiền đề để loại bỏ tâm lý bi quan.

Ông nói thêm rằng đà tăng dài hạn có khả năng vẫn bị hạn chế. Vì thị trường có thể dự kiến nguồn cung cao hơn từ Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối, gọi là nhóm OPEC+, trong khi triển vọng cải thiện nhu cầu, đặc biệt từ Trung Quốc, vẫn còn chưa chắc chắn.

Các nhà phân tích của công ty nghiên cứu thị trường BMI dự kiến giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 76 USD/thùng vào năm 2025, giảm 5% so với mức trung bình năm 2024 do tình trạng dư cung trên thị trường, lo ngại thuế quan và căng thẳng thương mại.

Theo một báo cáo của truyền thông nhà nước Nga, các nhà sản xuất OPEC+ không cân nhắc trì hoãn một loạt đợt tăng sản lượng dầu hàng tháng dự kiến bắt đầu vào tháng 4/2025. Trước đó vào tháng 12/2024, OPEC đã lùi kế hoạch bắt đầu tăng sản lượng sang tháng Tư năm nay do nhu cầu yếu và nguồn cung ngoài nhóm này tăng lên.

Thị trường cũng đang chờ xem liệu các cuộc đàm phán về kết thúc xung đột ở Ukraine có mang lại kết quả hay không. Các quan chức Mỹ và Nga sẽ gặp nhau để đàm phán tại Saudi Arabia vào cuối ngày 18/2 (giờ địa phương).

Nhà phân tích Neil Crosby của công ty tư vấn Sparta Commodities cho biết hiện có rất nhiều yếu tố gây sức ép giảm giá trên thị trường dầu thô. Yếu tố lớn nhất hiện nay là kết quả của các cuộc đàm phán về tình hình ở Ukraine. Dù có rất nhiều khả năng xảy ra đối với kết quả cuối cùng cho cuộc đàm phán, một phần lượng dầu của Nga có thể quay trở lại thị trường một cách hợp lệ và gia tăng tình trạng dư thừa nguồn cung.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu giảm hơn 1% do lo ngại về thuế quan và dự báo cung - cầu

Giá dầu thế giới giảm hơn 1% trong phiên 13/3, trước những lo ngại rằng nguy cơ chiến tranh thương mại có thể ảnh hưởng đến nhu cầu, cũng như sự bất ổn xung quanh lệnh ngừng bắn giữa Nga và Ukraine.

Giá dầu giảm mạnh do lo ngại thuế quan của Mỹ và nguồn cung tăng Giá dầu phục hồi bất chấp lo ngại thuế quan và suy thoái kinh tế Mỹ

Giá dầu phục hồi bất chấp lo ngại thuế quan và suy thoái kinh tế Mỹ

Giá dầu đã thu hẹp đà giảm trước đó để đảo chiều đi lên trong phiên 11/3, bất chấp những lo ngại về khả năng xảy ra suy thoái kinh tế ở Mỹ và việc các nhà sản xuất lớn đặt mục tiêu tăng sản lượng.

Giá dầu giảm trước những lo ngại về tác động của thuế quan Giá dầu giảm do lo ngại chính sách thuế của Mỹ và sản lượng dầu của OPEC+ tăng