Thị trường có sự chuyển dịch từ Ngân hàng sang nhóm Midcap và Penny

Phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến nhịp nhúng của chỉ số VN-Index xuống gần 1.240 điểm. Dù vậy, hoảng loạn đã không xuất hiện thay vào đó là sự chuyển dịch của dòng tiền trên thị trường.

Thị trường có sự chuyển dịch từ Ngân hàng sang nhóm Midcap và Penny

Định vị thị trường

Chứng khoán châu Á vận động trái chiều trong phiên đầu tuần với NIKKEI 225 (+0,08%), SZI (+2,03%), SHMCP (+0,51%) tăng điểm. Trong khi đó, chiều ngược lại, các chỉ số TWSE (-0,1%), KOSPI (-1,15%), SET (-0,66%) cùng xuất hiện sắc đỏ.

Chỉ số VN-Index đã đi theo nhóm giảm điểm và đã có nhịp nhúng giảm về gần 1.240 điểm. Tuy nhiên, dường như thị trường chỉ đang chứng kiến một sự dịch chuyển của dòng tiền từ các cổ phiếu Ngân hàng sang các nhóm Midcap và Penny. Chỉ số UPCoM-Index thậm chí đã có một phiên tăng điểm đi ngược lại xu hướng.

Chất xúc tác

Với những vận động dịch chuyển khá mạnh mẽ, thanh khoản trên HOSE đã có sự gia tăng đột biến. Khớp lệnh trên HOSE tăng 41,55% so với phiên cuối tuần trước, lên 712 triệu đơn vị, cao nhất trong vòng 13 phiên trở lại và cùng vượt trên mức bình quân 20 phiên.

Đáng chú ý, một số mã như STB và HPG đã đạt quy mô giao dịch trên 1.000 tỷ đồng dù kết quả là khá trái ngược nhau.

Thị trường có sự chuyển dịch từ Ngân hàng sang nhóm Midcap và Penny
Khối ngoại tiếp tục bán ròng quy mô tương đối lớn.
Quảng cáo

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có những động thái bán ra với quy mô khá lớn, đạt 956 tỷ đồng tập trung vào các cổ phiếu MSN (-251 tỷ đồng), CMG (-207,18 tỷ đồng), STB (-112 tỷ đồng), TCB (-76,7 tỷ đồng) trong khi mua vào HPG (+159 tỷ đồng), DGC (+68,2 tỷ đồng).

Hiện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tiếp có những phiên bơm ròng lại hệ thống để giảm áp lực. Trong tuần trước, NHNN bơm ròng 65.450 tỷ đồng ra thị trường bằng kênh thị trường mở. Trạng thái giao dịch có 89.999,91 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố, có 76.650 tỷ đồng tín phiếu NHNN lưu hành trên thị trường.

Vận động thị trường

Áp lực giảm điểm của chỉ số VN-Index đến từ nhóm Ngân hàng với hầu hết các mã giảm giá trong đó STB (-4,8%), MSB (-2,9%), HDB (-2,7%), TPB (-2,7%), BID (-1,9%), TCB (-1,7%) giảm sâu nhất.

Với sức ảnh hưởng vốn hóa, Ngân hàng đã có lúc khiến cho VN-Index lùi về gần 1.240 điểm. Tuy nhiên, chỉ số VN-Index lại có được trạng thái "rút chân" với nỗ lực kéo lại của các Bluechips khác như HPG (+2,6%), FPT (+1,8%), MSN (+1,7%), VHM (+1,5%), GVR (+1,5%), BCM (+1,4%) trong đó HPG đóng cửa cao nhất trong vòng 3 tháng trở lại đây.

Hiệu ứng của Ngân hàng chỉ giới hạn tới một số mã như Chứng khoán, Bất động sản như HCM (-1,72%), SSI (-1,52%), VND (-2,03%), DPR (-2,34%), TCH (-1,94%).

Trong khi đó, nhiều mã khác ở nhóm Midcap và Penny lại thoát ra khỏi sự kìm kẹp của Ngân hàng như CMG (+6,89%), DGC (+2,95%), HAH (+2,29%), VOS (+6,78%), CSV (+5,75%), VIP (+6,67%), VTO (+6,7%), HVN (+4,23%), VSC (+3,24%), VCG (+3,17%)… Chỉ số VNSML đại diện cho các cổ phiếu Penny thậm chí còn đi ngược thị trường với việc tăng 0,33%.

Sàn UPCoM cũng có nhiều cổ phiếu tăng tốt như VGT (+5%), VGI (+2,1%), DDV (+4,8%), TTN (+5,7%), DRI (+3,4%) và chỉ số UCoM-Index tăng 0,27%.

Trong khi đó, VN-Index và HNX-Index đều đóng cửa giảm điểm, lần lượt mất 0,18% và 0,01%. Giá trị giao dịch của HOSE đạt 19.616 tỷ đồng còn HNX đạt hơn 1.000 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Năm 2025 là mục tiêu phấn đấu để nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi

Những yếu tố tích cực mang tính nội tại của kinh tế vĩ mô và TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện nền tảng cho thị trường duy trì sự ổn định, thanh khoản tốt, tăng trưởng song hành cả quy mô và chất lượng trong năm mới Ất Tỵ 2025.

Thị trường giảm hơn 10 điểm ngay phiên đầu xuân Ất Tỵ CTG phá kỷ lục giá, thị trường nhanh chóng "vá" đường xu hướng dài hạn

CTG phá kỷ lục giá, thị trường nhanh chóng "vá" đường xu hướng dài hạn

Phiên "gỡ điểm" đã xuất hiện nhanh chóng sau khi thị trường mất khá nhiều điểm số trước đó. Nhiều nhóm cổ phiếu như Ngân hàng, Chứng khoán, Đầu tư công đã góp mặt giúp bức tranh khởi sắc. Nổi bật nhất là CTG đã có giá đóng cửa kỷ lục.

Cải thiện nội tại, thị trường chứng khoán non trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới Thị trường giảm hơn 10 điểm ngay phiên đầu xuân Ất Tỵ

Khởi đầu sóng gió cho TTCK châu Á sau Tết Nguyên Đán

TTCK châu Á chìm trong sắc đỏ và đồng USD tăng mạnh trong chiều 3/2, sau khi Tổng thống Mỹ ban hành mức thuế cao đối với Trung Quốc, Canada và Mexico, đồng thời cảnh báo EU sẽ sớm bị ảnh hưởng.

Chứng khoán châu Á khởi sắc khi kết thúc tuần giao dịch đầy biến động Chứng khoán châu Âu khởi sắc trong tháng đầu năm 2025

Sàn chứng khoán 2025 đợi tiền ngoại quay về

Kể từ năm 2020 đến hết năm 2024, khối ngoại bán ròng khoảng 6,7 tỷ USD trên thị trường chứng khoán. Riêng trong năm 2024, khối ngoại bán ròng khoảng 3,7 tỷ USD, vượt qua mức bán ròng kỷ lục từng ghi nhận vào năm 2021.

Vốn ngoại đổ vào bất động sản tăng gần 2,4 lần so với năm 2023 Cổ phiếu nào sẽ đón đầu dòng vốn ngoại khi thị trường được nâng hạng?

"Ba chữ cái" nào sẽ giúp nhà đầu tư mệnh Kim vượt qua năm xung khắc Ất Tỵ?

Nhà đầu tư mệnh Kim, khi xây dựng danh mục cổ phiếu đầu tư trong năm Ất Tỵ cần đặt mục tiêu an toàn lên hàng đầu, chỉ nên lựa chọn các mã hợp hành Kim là hành Thổ và có yếu tố cơ bản vững vàng.

Tồn kho của các “ông lớn” ngành thép HPG, HSG, NKG bao nhiêu? Quỹ ETF ngoại quy mô 11.000 tỷ thêm mới duy nhất SIP, dự kiến mua lượng lớn một cổ phiếu chứng khoán nhưng sẽ bán bớt HPG, VND, NVL, SHB

Chứng khoán châu Á khởi sắc khi kết thúc tuần giao dịch đầy biến động

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng nhẹ trong phiên 31/1, kết thúc một tuần đầy biến động sau khi DeepSeek của Trung Quốc ra mắt chatbot đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Cải thiện nội tại, thị trường chứng khoán non trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm nhờ báo cáo doanh nghiệp lạc quan