Chứng khoán MBS mở rộng dư nợ thêm hơn 1.000 tỷ đồng

Báo cáo tài chính quý I/2025 của Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) ghi nhận kỷ lục mới về lợi nhuận và hoạt động cho vay.

Chứng khoán MBS mở rộng dư nợ thêm hơn 1.000 tỷ đồng

Trong quý I/2025, Chứng khoán MBS đạt doanh thu hoạt động 668 tỷ đồng, biến động không đáng kể so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của MBS lên mức cao kỷ lục, đạt 269 tỷ đồng.

Chứng khoán MBS mở rộng dư nợ thêm hơn 1.000 tỷ đồng
Lợi nhuận của Chứng khoán MBS phá kỷ lục nhờ cho vay và tiết giảm chi phí. (Chart minh họa)

Theo công ty, dư nợ tăng trưởng mạnh, trong khi thu nhập từ đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và các hoạt động khác ghi nhận tăng trưởng tích cực. Cùng với đó, tổng chi phí giảm 78 tỷ đồng, tương đương giảm 15,9% so với cùng kỳ.

Lãi từ các khoản cho vay và phải thu trong quý I/2025 của Chứng khoán MBS đạt mức cao nhất từ trước đến nay, đạt 277,1 tỷ đồng. Đồng thời, dư nợ từ cho vay phải thu tới cuối quý I/2025 cũng tiếp tục phá kỷ lục, đạt 11.441 tỷ đồng. So với cuối năm 2024, dư nợ đã tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng.

Chứng khoán MBS mở rộng dư nợ thêm hơn 1.000 tỷ đồng
Kỷ lục mới về cho vay của Chứng khoán MBS. (Chart minh họa)
Quảng cáo

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 vừa diễn ra vào ngày 15/4, cổ đông MBS đã thông qua mục tiêu tổng doanh thu đạt 3.370 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.300 tỷ đồng, tăng lần lượt 8% và 40% so với năm 2024.

Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng vốn trong năm 2025 với kế hoạch phát hành thêm tổng cộng 94,5 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 5.728 tỷ đồng lên 6.673 tỷ đồng.

Cụ thể, Chứng khoán MBS sẽ chào bán 68,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền là 100:12 (tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu tương ứng 1 quyền, 100 quyền được mua 12 cổ phần mới).

Ngoài ra, công ty chứng khoán này sẽ phát hành gần 17,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thực hiện quyền là 100:3 và phát hành gần 8,6 triệu cổ phiếu ESOP.

Tổng số tiền dự kiến thu về hơn 773 tỷ đồng, chủ yếu được phân bổ cho hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ (margin) với 537 tỷ đồng, còn lại để bổ sung vốn cho tự doanh và bảo lãnh phát hành.

Dù có những ý kiến lo ngại về khả năng phát hành thành công trong bối cảnh thị trường nhiều bất định, ông Lê Viết Hải - chủ tịch MBS - cho biết Ngân hàng Quân Đội (MB) đang nắm giữ khoảng 78% vốn điều lệ của MBS và kế hoạch tăng vốn đều cần sự đồng thuận từ cổ đông lớn này.

Với sự đồng hành chiến lược và gắn bó lâu dài của MB, khả năng phát hành thành công là rất cao, ông Hải đánh giá. Ngoài ra, MBS cũng duy trì chính sách cổ tức ổn định và minh bạch.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Tiếp tục hồi phục nhưng thị trường đã có sự phân hóa

Phiên hồi phục thứ 2 cũng với biên độ hơn 1% tiếp tục được ghi nhận. Dù đã xuất hiện thông tin chính thức về KRX nhưng các cổ phiếu đã tăng không đồng đều trên thị trường, thay vào đó là hiện tượng phân hóa trong vận động.

Kịch tính kiểm định đáy 2, thị trường đã có lúc giảm 70 điểm Sau phiên "rút chân", thị trường tiếp tục hồi phục

Lợi nhuận quý I/2025 tăng đột biến nhờ tự doanh, Chứng khoán CTS chia cổ tức 43% bằng cổ phiếu

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán Công thương (CTS), ban lãnh đạo công ty cho biết, chiến lược tự doanh chủ động đã giúp lợi nhuận đột biến trong quý I/2025. Công ty dự kiến trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 43% bằng cổ phiếu.

Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025 Chứng khoán MBS mở rộng dư nợ thêm hơn 1.000 tỷ đồng