Thị trường biến động mạnh, nhà đầu tư có thể đang bị "bội thực" thông tin, chiến lược "đánh ngắn" nên được áp dụng

Ông Trương Thái Đạt đánh giá nhịp điều chỉnh có thể có nguyên nhân từ bối cảnh chứa đựng loạt thông tin gây nhiễu động tới tâm lý thị trường.

Thị trường biến động mạnh, nhà đầu tư có thể đang bị "bội thực" thông tin, chiến lược "đánh ngắn" nên được áp dụng

Cùng chung xu hướng thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên đầu tuần giảm sâu. Chỉ số chính VN-Index dần lao dốc và đóng cửa tại mức thấp nhất phiên, “để rơi” 22 điểm về sát mốc 1.020 điểm, tương ứng mất 2,11% - ghi nhận nhịp giảm mạnh nhất châu Á phiên 20/3.

Hàng loạt nhóm cổ phiếu chìm trong sắc đỏ. Riêng rổ VN30 chỉ còn 2 mã giữ được mốc tham chiếu là PLX và VPB, còn lại đều mất điểm sâu, từ đó khiến VN30-Index giảm hơn 23 điểm. Thanh khoản cũng ghi nhận sụt giảm, tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE về dưới mức 10.000 tỷ đồng.

2-4752.png
Quảng cáo

Chưa dừng lại, giao dịch khối ngoại cũng không mấy khả quan khi quay đầu bán ròng khoảng 350 tỷ đồng trên toàn thị trường, chấm dứt chuỗi 9 phiên liên tiếp mua ròng trước đó.

Theo quan điểm ông Trương Thái Đạt, Giám đốc phân tích Chứng khoán DSC, phiên giảm điểm đầu tuần lấy đi 22 điểm của VN-Index tương đối bất thường. Thực tế thị trường không phải chịu áp lực quá lớn từ yếu tố tiêu cực nào, trước đó cũng không có nhịp tăng quá nóng dẫn tới phải điều chỉnh, thậm chí giảm mạnh nhất châu Á như vậy.

Do đó, ông Đạt đánh giá điều này có thể có nguyên nhân từ bối cảnh chứa đựng loạt thông tin gây nhiễu động tới tâm lý thị trường. Vụ việc tại các ngân Silicon Valley Bank, Credit Suisse hay HSBC khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại một cuộc khủng hoảng. Bên cạnh đó là lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ đã giảm mạnh, giá vàng tạo đỉnh mới trong khi giá dầu giảm sâu. Đặc biệt, quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ là yếu tố tác động chính tới thị trường chứng khoán toàn cầu trong tuần này bên cạnh những hỗn loạn trên.

Trong nước, tuần trước ghi nhận hoạt động cơ cấu của các quỹ ETFs tham chiếu theo các bộ chỉ số: FTSE Vietnam Index (FTSE ETF), FTSE Vietnam 30 Index (Fubon ETF), MarketVector Vietnam Local Index (VNM ETF), cộng thêm áp lực từ phiên đáo hạn phái sinh tháng 3 khiến thị trường trở nên "bội thực" thông tin và đưa ra hành động có phần hoang mang.

Chia sẻ lời khuyên cho nhà đầu tư, ông Nguyễn Anh Khoa,Trưởng phòng Phân tích Chứng khoán Agriseco, cho rằng trong bối cảnh thị trường xuất hiện nhiều thông tin tốt xấu đan xen như hiện tại, nhà đầu tư nên giữ một tâm thế vững chắc, chủ động bám sát thị trường để có thể đưa ra hành động kịp thời. Tỷ trọng cổ phiếu nắm giữ phù hợp ở mức 20-30% và nên có sẵn lượng tiền mặt trong tài khoản để giải ngân khi thị trường có nhịp trở lại.

Với xu hướng thị trường ghi nhận dòng tiền đang có sự phân hóa cao, nhà đầu tư nên áp dụng chiến lược “đánh ngắn”. Cụ thể hơn, với những vị thế đã có lãi khi cổ phiếu về tài khoản, nhà đầu tư ưu tiên chốt lời để bảo toàn lợi nhuận. Ngược lại với những mã thăm dò sai nên hạ tỷ trọng để hạn chế tối thiểu rủi ro trước những biến động của thị trường.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường hồi phục, VCB có phiên tăng tốt thứ 8 của năm 2024

Cổ phiếu VCB cùng một số mã Ngân hàng đã cố gắng đưa sắc xanh trở lại thị trường khi tâm lý đang rất ảm đạm. Qua đó, VN-Index đã nối lại những nỗ lực hồi phục ngay sau một phiên rung lắc.

Ủy ban Kinh tế nhất trí bổ sung vốn cho Vietcombank Thị trường kiệt quệ thanh khoản, nhà đầu tư cố gắng xoay xở

Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 30/10 giảm điểm

Chốt phiên 30/10, chỉ số Dow Jones giảm 91,51 điểm, xuống 42.141,54 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 19,25 điểm, xuống 5.813,67 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 104,82 điểm, xuống 18.607,93 điểm.

Chứng khoán Mỹ lập kỷ lục, khép lại tuần tăng thứ năm liên tiếp Chứng khoán Mỹ đi xuống khi các nhà sản xuất chip gặp khó khăn

Chứng khoán KAFI bị "tuýt còi" do để khách hàng giao dịch vượt quá sức mua

Sau khi nhận được quyết định xử phạt từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), CTCP Chứng khoán KAFI (KAFI) đã công bố thông tin chính thức trên website công ty vào ngày 29/10.

Lộ diện một "cá mập" nội vừa tung 1.200 tỷ đồng ôm hàng chục triệu cổ phiếu VIB Chứng khoán AGR mở hạn mức tín dụng 700 tỷ đồng

Thị trường kiệt quệ thanh khoản, nhà đầu tư cố gắng xoay xở

Nhà đầu tư vẫn đang cố gắng xoay xở với sự ảm đạm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Dù đã có một số dấu hiệu dòng tiền tìm đến các cổ phiếu Penny hay UPCoM, nhưng nhìn chung bức tranh vẫn đang khá rời rạc và kém sôi động.

Chứng khoán AGR mở hạn mức tín dụng 700 tỷ đồng Thị trường "gỡ" được hơn 9 điểm trong 2 phiên đầu tuần

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ

Chứng khoán châu Á đa phần tăng điểm trong phiên 29/10, khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ và báo cáo thu nhập của các "ông lớn" công nghệ trong tuần này.

Chiều 21/10, chứng khoán châu Á chờ động lực mới để bứt phá Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10

“Chứng khoán có thể test lại 1.200 điểm nếu tỷ giá tiếp tục tăng”

Ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh số Chứng khoán VPBank nhận định thị trường trong ngắn hạn không ảnh hưởng bởi yếu tố lợi nhuận doanh nghiệp mà bị chi phối trực tiếp bởi yếu tố vĩ mô. Trong đó, đà tăng nóng của tỷ giá là yếu tố đáng quan tâm.

Tỷ giá ngân hàng tăng kịch trần, giá vàng nhẫn lên gần 89 triệu đồng/lượng Vì sao tỷ giá USD/VND “nóng” trở lại?

Thị trường "gỡ" được 2 điểm trong phiên đầu tuần

Sau 2 phiên giao dịch giảm tổng cộng hơn 18 điểm, chỉ số VN-Index đã có sắc xanh trở lại với biên độ rất khiêm tốn. Dòng tiền vẫn tiếp tục hờ hững với thị trường khiến cho nhiều cổ phiếu không tạo được sức bật trở lại.

Giao dịch ảm đạm, thị trường vẫn tiếp tục đi tìm đáy ngắn hạn Thị trường băn khoăn trước các lựa chọn "bắt đáy"

Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Ông Lê Hữu Báu, chồng bà Nguyễn Thị Nga - Phó Chủ tịch thường trực SeABank thông báo đã bán thành công 43,77 triệu cổ phiếu SSB, giảm tỷ lệ sở hữu từ 94 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 3,329%) xuống 50 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,785%).

Dragon Capital nâng sở hữu tại PNJ, trở lại ghế cổ đông lớn PVD Dragon Capital giảm sở hữu tại Đất Xanh xuống dưới 11%