Thị giá “bốc hơi” 70% từ đỉnh, cổ phiếu VNDirect (VND) xuống sát mệnh giá

7 tháng kể từ sau khi đạt đỉnh lịch sử, cổ phiếu VND đã “bốc hơi” 70% thị giá, tương ứng vốn hóa thị trường bị thổi bay gần 30.000 tỷ đồng (~1,2 tỷ USD).

Thị trường chứng khoán tiếp tục giảm khá mạnh sau khi thủng mốc 1.000 kéo theo hàng loạt cổ phiếu chìm sâu, thậm chí giảm sàn. Nhóm chứng khoán là một trong những tâm điểm bị bán mạnh với hàng loạt cổ phiếu “trắng bên mua” phiên 7/11 và VND của VNDirect cũng không ngoại lệ.

Cổ phiếu này rơi về sát mệnh giá với 10.450 đồng/cổ phiếu, mức thấp nhất kể từ ngày 18/5/2021 (tính theo giá điều chỉnh). So với đỉnh đạt được hồi đầu tháng 4, thị giá VND đã “bốc hơi” 70%. Vốn hóa thị trường cũng theo đó bị thổi bay gần 30.000 tỷ đồng (~1,2 tỷ USD) còn 12.700 tỷ đồng.

chart-9104.jpg

Thực tế, VND từng là cổ phiếu “khỏe” nhất dòng chứng khoán khi vẫn kéo dài được đà tăng đến đầu tháng 4 năm nay. Trong khi đó, hầu hết các cổ phiếu nhóm chứng khoán đều đã điều chỉnh mạnh sau khi đạt đỉnh vào cuối tháng 11 năm ngoái, thời điểm thị trường giao dịch sôi động bậc nhất trong lịch sử với nhiều phiên khớp lệnh tỷ USD.

Tuy nhiên, cùng với những biến động không thuận lợi, làn sóng nhà đầu tư mới – động lực chính cho sự bứt phá của thị trường giai đoạn trước, cũng đã hạ nhiệt. Lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước đã liên tục sụt giảm sau khi đạt đỉnh và chỉ còn chưa đến 100.000 tài khoản trong tháng 10, thấp nhất kể từ tháng 2/2021.

Quảng cáo

Thanh khoản thị trường cũng theo đó ngày càng sụt giảm. Giá trị khớp lệnh bình quân liên tục sụt giảm các tháng gần đây xuống mức 9.300 tỷ đồng/phiên trong tháng 10, thấp nhất kể từ đầu năm 2021. Bên cạnh đó, xu hướng tăng lãi suất đã kéo theo một lượng lớn dòng tiền rút ra khỏi thị trường để quay trở lại sản xuất kinh doanh hoặc chuyển sang kinh đầu tư khác an toàn hơn như gửi tiết kiệm. Ngoài ra, các biện pháp thắt chặt trái phiếu và tín dụng hạn chế cũng phần nào ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường.

thanh-khoan-6397.png

Thanh khoản sụt giảm ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các CTCK và VNDirect cũng không ngoại lệ. Trong quý 3, doanh thu hoạt động của VNDirect giảm 16% so với cùng kỳ, xuống còn 1.367 tỷ đồng. Mảng đóng góp nguồn thu lớn là môi giới ghi nhận doanh thu giảm 42% so với cùng kỳ xuống còn 252,5 tỷ đồng.

Trong quý 3, hoạt động tự doanh cũng kém hiệu quả khi lỗ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng mạnh 71% lên mức 648 tỷ đồng trong khi lãi từ FVTPL chỉ ở mức 606 tỷ đồng. Ngược lại, lãi từ các khoản cho vay và phải thu tăng 21% lên 377.5 tỷ đồng và là mảng duy nhất khởi sắc trong quý vừa qua.

Kinh doanh không mấy khả quan trong bối cảnh thanh khoản thị trường sụt giảm nhưng giao dịch cổ phiếu VND trên sàn vẫn rất sôi động. Bình quân trong 1 tháng trở lại đây, khối lượng giao dịch của VND đạt 22,8 triệu đơn vị/phiên, xếp thứ 2 toàn sàn chỉ sau cổ phiếu quốc dân HPG. Giá trị giao dịch bình quân cũng đạt xấp xỉ 300 tỷ đồng/phiên trong 20 phiên gần nhất, đứng thứ 4 toàn sàn chứng khoán.

Việc cổ phiếu liên tục giảm mạnh và chiết khấu sâu từ đỉnh cũng đã kích thích dòng tiền bắt đáy khi mức định giá đã hợp lý hơn. Hiện tại, cổ phiếu này đã về dưới giá trị sổ sách với P/B chỉ ở mức 0,87 lần, một điều hiếm thấy đối với các công ty đầu ngành. Thêm nữa, thị giá “mềm” hơn sau những đợt điều chỉnh do hoạt động phát hành tăng vốn cũng góp phần giúp nhà đầu tư dễ tiếp cận hơn với cổ phiếu này.

Sau nhiều đợt chào bán tăng vốn trong hơn một năm qua, vốn điều lệ của VNDirect hiện đã lên đến gần 12.180 tỷ đồng, xếp thứ 2 trong nhóm chứng khoán chỉ sau SSI. Tổng lượng cổ phiếu lưu hành tương ứng hơn 1,2 tỷ đơn vị trong đó có hơn 900 triệu cổ phiếu lưu hành tự do. Đây là lượng free float lớn thứ 7 trên sàn chứng khoán (không tính nhóm ngân hàng do quy định đặc thù về tỷ lệ sở hữu).

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Cơ hội viết tiếp câu chuyện tăng trưởng của chứng khoán 2025 sau cú sốc thuế quan

Thị trường chứng khoán 2025 đang đứng trước cơ hội hồi phục tiếp sau những biến động từ cú sốc thuế quan của Tổng thống Trump. Quyết định hoãn thuế 90 ngày và các thông tin cuối tuần đã mang đến “cú quay xe” đầy bất ngờ cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam...

Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025 Tác động thuế quan 2025 lên Becamex IJC và kế hoạch tăng vốn 2.500 tỷ đồng

Cổ phiếu HQC, HAG, ANV tăng trần 2 phiên liên tiếp khi lãnh đạo chưa kịp vào “bắt đáy”

Giữa lúc giá cổ phiếu giảm sâu trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ thông tin về chính sách thuế quan mới của Mỹ, lãnh đạo và người có liên quan của HQC, ANV, HAG đã đăng ký mua vào hàng triệu cổ phiếu.

Bắt đáy đúng cổ phiếu bluechip khỏe nhất thị trường, hoa hậu Mai Phương Thúy lãi ngay 2 cây trần, kiếm hơn 3 tỷ sau 2 ngày Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Pyn Elite Fund đã đưa cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục với tỷ trọng 4% vào cuối tháng 3/2025. Trước đó, Pyn Elite Fund từng chốt lời MWG sau khi thu về khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Nhận định khó khăn, MWG vẫn kiên định với mục tiêu doanh thu 150.000 tỷ đồng, lợi nhuận 4.850 tỷ đồng

Thị trường tăng điểm sau 4 phiên giảm liên tiếp vì quyết định hoãn áp thuế đối ứng, nhà đầu tư nên làm gì?

Nhà đầu tư nên bình quân giá vốn và hạ margin về mức an toàn, sau đó giảm về mức thấp vì giai đoạn 90 ngày tới rất khó đoán định. Nên giải ngân một phần vào các tài sản có thu nhập cố định để giảm rủi ro, bà Cao Thị Ngọc Quỳnh, Giám đốc Khối Khách hàng Tổ

Chứng khoán châu Á tăng mạnh sau tuyên bố hoãn áp thuế từ Mỹ Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025