Lại một đêm mất ngủ với nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam

Thời gian giao dịch chính thức chỉ vài giờ đồng hồ mỗi ngày nhưng nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam lại rất "vất vả" khi phải hóng tin tức từ khắp thế giới, bất kể ngày đêm.

Lại một đêm mất ngủ với nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một phiên giao dịch rung lắc dữ dội. Mở cửa trong sắc đỏ sàn, VN-Index mất gần 60 điểm sau ATO xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2023. Tại đây, cầu bắt đáy nhập cuộc sớm nhanh chóng kéo thị trường trở lại cân bằng, thậm chí VN-Index còn có thời điểm lấy lại sắc xanh.

Tuy nhiên, áp lực bán vẫn liên tục gây sức ép trên diện rộng do hoạt động “force sell” khiến hầu hết các cổ phiếu lớn quay trở lại chìm trong sắc đỏ. VN-Index đóng cửa giảm gần 40 điểm (-3,4%) xuống dưới mốc 1.100 điểm. Thị trường vẫn giảm điểm nhưng không đóng cửa thấp nhất phiên phần nào cho thấy sự lưỡng lự của cả 2 bên mua và bán.

Đây cũng là điều dễ hiểu khi nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam đang “nín thở” chờ những thông tin mới từ cuộc hội đàm giữa phái đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dẫn đầu và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent liên quan đến chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump dự kiến diễn ra ngày 9/4 (giờ địa phương), tức là rạng sáng ngày 10/4 theo giờ Việt Nam.

Thực tế, thời gian giao dịch chính thức chỉ vài giờ đồng hồ mỗi ngày nhưng nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam lại rất "vất vả". Không chỉ ngóng tin tức từ khắp nơi trên thế giới, chứng sỹ còn theo dõi sát sao cả diễn biến của các thị trường chứng khoán quốc tế, thị trường tiền số, thị trường vàng,...

Quảng cáo

Khó có thể chỉ ra mối tương quan rõ ràng nào giữa chứng khoán Việt Nam và những yếu tố trên. Tuy nhiên, không thể phủ nhận hiệu ứng từ biến động của các tài sản rủi ro trên thế giới cũng ảnh hưởng nhất định đến tâm lý nhà đầu tư cá nhân, lực lượng chiếm đến 90% giao dịch tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo nhiều nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phản ứng có phần thái quá trước những thông tin từ bên ngoài, đặc biệt là vấn đề liên quan đến thuế quan. Quan điểm này được VinaCapital đưa ra trong báo cáo về tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ mới đây. Quỹ ngoại cho rằng, nhiều doanh nghiệp có nền tảng vững chắc có khả năng bị bán tháo quá mức.

“Đợt bán tháo này tạo ra cơ hội cho các nhà quản lý quỹ chủ động mua vào những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và ít bị tác động trực tiếp bởi chính sách thuế, với mức định giá hấp dẫn hơn. Những doanh nghiệp có thể hưởng lợi rõ rệt nhất là nhóm được hỗ trợ từ các nỗ lực của Chính phủ nhằm bù đắp tác động của thuế quan đối với tăng trưởng GDP”, VinaCapital nhận định.

Đồng quan điểm, bà Đặng Nguyệt Minh – Giám đốc Khối nghiên cứu Dragon Capital chia sẻ tại Investor Day rằng, với một nền kinh tế có nội tại bền vững, tác động từ bên ngoài sẽ chỉ mang tính nhất thời, sau một thời gian sẽ trở lại xu hướng chung là tăng trưởng. Mức tăng GDP của Việt Nam đứng top đầu so với các nước trong khu vực, cũng như các thị trường chứng khoán mới nổi. Đặc biệt, mặt bằng định giá P/E của chứng khoán Việt Nam tương đối hấp dẫn, thấp hơn khá nhiều khi so với Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ…

Tương tự, báo cáo mới nhất của SGI Capital cho rằng, các rủi ro từ thuế quan tác động tới nhà đầu tư đang phản ánh rất nhanh vào giá cổ phiếu và sẽ dần phai nhạt trong hai tháng tới. VN-Index giảm mạnh kéo định giá của thị trường về vùng rẻ của 10 năm, mở ra cơ hội đầu tư dài hạn rất tốt với nhiều cổ phiếu đầu ngành chất lượng cao.

Theo SGI Capital, những lúc tương lai bất định sẽ đồng thời là thời điểm tốt để sở hữu cổ phiếu bởi nhu cầu bán tháo chuyển qua phòng thủ sẽ khiến mặt bằng định giá của mọi cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn, tăng hiệu quả đầu tư trong dài hạn. Đây là lúc thị trường đang cho quyền chọn mua những doanh nghiệp tuyệt vời đang bị bán mạnh về mức định giá rẻ lịch sử , vốn chỉ tồn tại trong thời gian ngắn tại giai đoạn đỉnh điểm nỗi sợ hãi.

Nhìn chung, không thể dự đoán biến động của thị trường chứng khoán trong ngắn hạn. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn của chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá cao. Đặc biệt, cơ hội nâng hạng đang ngày càng rõ ràng sau những nỗ lực của cơ quan quản lý và được các đơn vị xếp hạng như FTSE, MSCI đánh giá cao.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Góc nhìn chuyên gia: Thị trường không dành cho người nôn nóng "bắt sóng"

Theo chuyên gia, quý 2 sẽ là giai đoạn thử thách thực sự cho thị trường, không phải để kỳ vọng vào lợi nhuận tăng vọt, mà để đánh giá mức độ thích ứng và sức đề kháng của doanh nghiệp trong một môi trường có thể biến động rất nhanh.

Chứng khoán DNSE dẫn đầu thị phần tài khoản chứng khoán mở mới, đạt 33% toàn thị trường Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Doanh thu của HSC đạt 863 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này ghi nhận trong bối cảnh giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường quý I/2025 giảm 24% so với cùng kỳ, xuống còn 18.000 tỷ đồng/ngày.

BSC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 560 tỷ đồng trong năm 2025 VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

Quý I/2025, VPBankS đạt doanh thu kỷ lục, chi phí hoạt động giảm mạnh giúp lợi nhuận gần gấp đôi cùng kỳ, đạt gần 351 tỷ đồng. Dư nợ margin tiếp tục lập kỷ lục mới, lên hơn 12.760 tỷ đồng trong khi tổng tài sản tăng mạnh.

Dư nợ của Chứng khoán TCBS vượt 30.000 tỷ đồng Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

BSC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 560 tỷ đồng trong năm 2025

Ngày 18/04/2025, Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC, mã BSI) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2024.

ĐHĐCĐ BSC: Đã sẵn sàng KRX, chỉ chờ thêm quyết định cuối cùng của UBCK Chứng khoán BSC sẽ dùng hơn 50% lợi nhuận năm 2024 để tăng vốn điều lệ

Thị trường có phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp

Những vận động trái chiều của nhóm Bluechips khiến thị trường có phiên tăng điểm chưa trọn vẹn. Dù vậy, đây vẫn là phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp.

Cổ phiếu dưới mệnh giá, Chứng khoán TCI vẫn muốn tăng vốn gấp 2,6 lần Phiên 17/4: Khối ngoại bán ròng đột biến gần 4.600 tỷ đồng, cổ phiếu nào bị "xả" mạnh nhất?

Chứng khoán DNSE dẫn đầu thị phần tài khoản chứng khoán mở mới, đạt 33% toàn thị trường

Quý I/2025, Chứng khoán DNSE tăng 34% doanh thu so với cùng kỳ, dư nợ cho vay margin tăng 10% so với đầu năm, đồng thời tiếp tục dẫn đầu về số lượng tài khoản chứng khoán mở mới, chiếm 33% toàn thị trường.

Cổ phiếu dưới mệnh giá, Chứng khoán TCI vẫn muốn tăng vốn gấp 2,6 lần Dư nợ của Chứng khoán TCBS vượt 30.000 tỷ đồng