Thêm quan chức Fed nhấn mạnh cần duy trì thắt chặt chính sách tiền tệ

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh San Francisco Mary Daly hôm 4/3 đã đưa ra lời cảnh báo rõ ràng về mối đe dọa lạm phát, đồng thời báo hiệu rằng ngân hàng trung ương Mỹ có thể tiếp tục tăng lãi suất và duy trì ở mức cao đó lâu hơn dự kiến.

Trụ sở Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Trụ sở Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong bài phát biểu chuẩn bị cho Hội nghị chuyên đề về chính sách kinh tế Princeton, bà Daly cho biết mức tăng của lạm phát trong tháng 1 cho thấy đà giảm lạm phát mà nền kinh tế cần không hề chắc chắn. Để đẩy lùi lạm phát, việc Fed thắt chặt thêm chính sách tiền tệ trong một thời gian dài hơn có thể sẽ cần thiết.

Bà Daly thường là người có quan điểm tương đồng với các lãnh đạo của Fed. Nhận định của bà có thể làm tăng thêm kỳ vọng rằng các nhà hoạch định chính sách Fed sẽ nâng lãi suất cao hơn trong những tháng tới, vượt với mức 5,1% mà hầu hết họ đưa ra vào tháng 12/2022.

Một số nhà giao dịch thậm chí còn đặt cược rằng Fed sẽ tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp kéo dài hai ngày 21 - 22/3, thay vì mức tăng 0,25 điểm phần trăm mà nhiều người vẫn đánh cược tin tưởng.

Quảng cáo

Cũng theo bài phát biểu, bà Daly không đưa ra quan điểm về việc Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng 3 như thế nào, hoặc chính xác thì lãi suất sẽ tăng cao đến đâu. Tuy nhiên, vị quan chức đã vẽ ra một bức tranh đầy thách thức đối với Fed, không chỉ về lạm phát cao dai dẳng hiện nay mà còn về hàng loạt áp lực mới có thể dẫn đến lạm phát cao trong thời gian tới, bao gồm những nỗ lực của các công ty nhằm chuyển hoạt động sản xuất ở nước ngoài trở lại nước Mỹ trong khi thị trường vẫn thiếu lao động.

Mặc dù lạm phát tính theo biện pháp ưa thích của Fed đã giảm từ mức cao kỷ lục vào giữa năm 2022 là khoảng 7% xuống còn 5,4% vào tháng 1/2023, báo cáo hàng tháng mới nhất cho thấy áp lực giá đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong 7 tháng.

Điều này xảy ra bất chấp đợt tăng lãi suất mạnh mẽ nhất của Fed trong 40 năm vào năm ngoái, khi ngân hàng trung ương này này đưa lãi suất chuẩn từ gần bằng 0 vào tháng 3/2022 lên mức hiện tại là 4,5 - 4,75%.

Chủ tịch Fed chi nhánh San Francisco cũng chỉ ra khả năng áp lực về giá sẽ tăng thêm, khi các công ty chuyển phần chi phí chuyển đổi sang các nguồn năng lượng carbon thấp hơn cho người tiêu dùng trong bối cảnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đang “nóng dần”.

Ngoài ra, bà Daly nói rằng bà đặc biệt tập trung vào khả năng tâm lý e ngại lạm phát cao có thể ăn sâu vào tâm trí người Mỹ và khiến cuộc chiến chống giá tăng phi mã của Fed thậm chí còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng về điều này.

Theo Báo Tin Tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro