Thanh khoản sụt giảm mạnh, 3 sàn giao dịch chưa đến 9.000 tỷ đồng

Phiên giảm điểm đã triệt tiêu hết toàn bộ nỗ lực hồi phục trước đó. Thị trường vẫn đang thể hiện sự bất ổn về tâm lý cùng mức thanh khoản thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.

Nỗi sợ chi phối thị trường, 3 sàn giao dịch chưa đến 9.000 tỷ đồng

Định vị thị trường

Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm nhẹ với các chỉ số TWSE (-1,39%), NIKKEI 225 (-0,94%), KLSE (-0,67%), SET (-1,68%), STI (-0,8%), NIFTY 50 (-0,64%) đóng cửa trong sắc đỏ.

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có phiên giảm điểm và đã đánh mất hết những nỗ lực hồi phục trong 2 phiên trước đó. Điểm mấu chốt của thị trường là dòng tiền đang "mất hút" khi nhà đầu tư mang theo nhiều sự lo lắng.

Chất xúc tác

Thanh khoản thị trường thường có xu hướng yếu đi trong giai đoạn trước Tết Âm lịch. Nhưng thanh khoản ở thời điểm hiện tại đang sụt giảm nhanh hơn khi nỗi lo về tỷ giá đang bủa vây. Quy mô khớp lệnh của HOSE chỉ đạt chưa đến 300 triệu đơn vị, mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.

Hiện cơ quan quản lý đang phải thường xuyên hút ròng về sau khi đã có những phiên bán USD từ dự trữ ngoại hối. Cho đến phiên hôm qua, quy mô tín phiếu lưu hành trên thị trường đã đạt hơn 93 nghìn tỷ đồng trong khi kênh cầm cố hiện có gần 34 nghìn tỷ đồng.

Quảng cáo

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng phiên thứ 3 liên tiếp với giá trị rút ra xấp xỉ phiên hôm qua, đạt 440 tỷ đồng. Các mã STB (-71,31 tỷ đồng), SSI (-40,22 tỷ đồng), CTG (-39,63 tỷ đồng), VNM (-36,5 tỷ đồng), BID (-35 tỷ đồng), HPG (-28 tỷ đồng) lấn lượt ở chiều bán ra.

Tỷ trọng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm hơn 8% trong 2 chiều mua/bán của HOSE.

Vận động thị trường

Với nỗi sợ chi phối cùng với sự cận kề của kỳ nghỉ Tết, thanh khoản trở thành vấn đề nhức nhối của thị trường chung lẫn các cổ phiếu lớn.

Nhóm VN30 chỉ giao dịch được hơn 3.600 tỷ đồng trong cả phiên và không có một mã nào vượt qua được mốc 500 tỷ đồng. Cổ phiếu có thanh khoản tốt nhất là HDB (415 tỷ đồng) lại đang trong giai đoạn điều chỉnh từ đỉnh thời đại. Đóng phiên, HDB cũng là nhân tố giảm sâu nhất trong VN30 khi mất 4,1%.

Các mã Ngân hàng khác như CTG (-1,1%), STB (-0,8%), VCB (-0,5%), ACB (-0,2%) cũng đều đóng cửa giảm giá. Đồng thời làm triệt tiêu đi những nỗ lực tăng của PLX (+1,8%), VHM (+1%).

Các cổ phiếu ở nhóm Midcap và Penny cũng phải đi theo vận động này. Sắc đỏ lấn lướt ở nhiều cổ phiếu dù không xuất hiện tình trạng bán tháo. Biên độ giảm của số đông nhóm này chỉ dưới 1% ngoại trừ trường hợp cá biệt của YEG (-6,76%).

Chốt phiên giao dịch, độ rộng của HOSE đạt 58% mã giảm giá. Chỉ số VN-Index giảm 5,25 điểm xuống 1.245,77 điểm (-0,42%). Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 7.514 tỷ đồng.

Trên HNX và UPCoM, dòng tiền vẫn len lỏi đi tìm các cổ phiếu "ngách" như HBC (+9,36%), OIL (+3,33%), MVN (+5,87%), PVB (+5,74%), PLX (+3,9%), PCH (+10%). Nhờ đó, HNX-Index vẫn tăng 0,03% trong khi UPCoM-Index giảm 0,48%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.200 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thanh khoản sụt giảm mạnh, 3 sàn giao dịch chưa đến 9.000 tỷ đồng

Phiên giảm điểm đã triệt tiêu hết toàn bộ nỗ lực hồi phục trước đó. Thị trường vẫn đang thể hiện sự bất ổn về tâm lý cùng mức thanh khoản thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.

Tháng 01 thường là tháng tăng điểm mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường hồi phục, VN-Index gỡ lại hơn 4 điểm sau 2 phiên

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á

Sắc đỏ bao trùm các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên 9/1 trước những thông tin về chính sách thương mại của Mỹ và số liệu lạm phát mới nhất của Trung Quốc.

Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ Thị trường chứng khoán mất đà do lo ngại chính sách mới của Mỹ

Công ty chứng khoán liên kết ngân hàng tư nhân sẽ dẫn đầu ngành về tăng trưởng lợi nhuận trong 2025

Chuyên gia từ VIS Rating đánh giá năng lực tín nhiệm của các công ty chứng khoán Việt Nam sẽ cải thiện trong năm 2025. Đặc biệt, các công ty liên kết với ngân hàng tư nhân sẽ dẫn đầu ngành về tăng trưởng lợi nhuận.

Tháng 01 thường là tháng tăng điểm mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường hồi phục, VN-Index gỡ lại hơn 4 điểm sau 2 phiên

Quỹ ngoại tỷ USD “thắng” VN-Index nhờ đâu?

Hiệu suất đầu tư của quỹ đạt 21,8% trong năm 2024, vượt trội so với mức tăng của VN-Index. Các cổ phiếu cốt lõi trong danh mục như STB (+32%), FPT (+85%), ACV (+91%), HVN (+134%) đã đóng góp đáng kể vào hiệu suất của quỹ trong năm 2024.

Pyn Elite Fund gia tăng tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng “Cá mập” Pyn Elite Fund gom hàng triệu cổ phiếu DBC và HAX

Chứng khoán bước vào tháng có xác suất tăng điểm cao, CTCK chỉ ra 3 nhóm cổ phiếu tiềm năng "đón sóng" BCTC quý 4

Agriseco Research cho rằng các nhịp điều chỉnh là cơ hội tốt để các nhà đầu tư có thể cơ cấu lại danh mục và giải ngân tích lũy các vị thế trung hạn ngay trước thềm công bố BCTC quý 4.

Chứng khoán DNSE giành lấy vị trí thứ 2 của HSC trong mảng môi giới phái sinh Lạm phát "nóng" trở lại, chứng khoán Mỹ giảm điểm

Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ

Chứng khoán châu Á đa phần đi xuống trong chiều 8/1, khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi đợt bán tháo trên Phố Wall sau các số liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ làm giảm hy vọng về khả năng hạ lãi suất

Chứng khoán châu Á nỗ lực rũ bỏ khởi đầu ảm đạm của năm 2025 Lo ngại bao trùm chứng khoán châu Á

Chứng khoán DNSE giành lấy vị trí thứ 2 của HSC trong mảng môi giới phái sinh

Các công ty chứng khoán DNSE, MBS, TCBS đều mở rộng được thị phần môi giới phái sinh trong quý IV/2024. Đáng chú ý nhất là sự vươn lên liên tục của DNSE giúp Công ty lần đầu tiên đứng 2 về thị phần, đồng thời vượt mặt Chứng khoán HSC.

Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh MBS, TCBS, KIS mở rộng mạnh thị phần môi giới quý IV/2024 trên HOSE

MBS, TCBS, KIS mở rộng mạnh thị phần môi giới quý IV/2024 trên HOSE

Số liệu công bố từ HOSE cho thấy Top 10 thị phần môi giới của sàn có 7 công ty chứng khoán mở rộng được thị phần môi giới trong quý IV/2024. Nổi bật nhất là các công ty TCBS, MBS, KIS.

Chứng khoán VPS muốn đổi trụ sở và phát hành 7.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi Chứng khoán KIS thay Chủ tịch trong ngày cuối cùng của năm 2024