Thái Lan siết chặt việc cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Thương mại Thái Lan đã siết chặt các quy định liên quan việc cấp chứng nhận xuất xứ (CO) các sản phẩm của nước này có khả năng bị các công ty nước ngoài gian lận.

Cục trưởng Cục Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan, ông Pitak Udomwichaiwat cho biết Cục này đã công bố 42 mặt hàng có nguy cơ cao bị gian lận để tái xuất, đặc biệt là sang Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), nhằm tránh bị các nước nhập khẩu áp thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp.

Các hình thức gian lận bao gồm thay đổi chi tiết nhỏ trên sản phẩm; xuất khẩu sản phẩm đã thay đổi chi tiết từ các nước thứ 3 và điều chỉnh về giá để tránh bị áp thuế chống bán phá giá.

Trong số các mặt hàng nói trên có mật ong tự nhiên, các sản phẩm sắt thép, lá nhôm, ổ đĩa cứng, tủ gỗ, động cơ điện và máy phát điện, xe đạp điện, sản phẩm sợi thủy tinh, tủ lạnh... Trong đó, lá nhôm và xe đạp điện có nguy cơ bị gian lận cao nhất.

Quảng cáo

Xuất khẩu lá nhôm từ Thái Lan sang EU trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt 1,21 tỷ baht (khoảng 32 triệu USD). Trong khi đó, giá trị của các lô hàng xe đạp điện xuất khẩu sang EU năm 2021 đạt tới 844 triệu baht (23 triệu USD), gấp gần 4 lần so với con số 216 triệu baht năm 2020.

Hiện Mỹ và EU đang áp dụng các biện pháp tăng thuế và chống bán phá giá đối với các mặt hàng có nguy cơ cao nói trên.

Theo thông báo của Cục Ngoại thương Thái Lan, các nhà xuất khẩu muốn được cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với các mặt hàng có rủi ro cao phải gửi trước yêu cầu để kiểm tra chất lượng xuất xứ cho Cục Ngoại thương. Sau khi sản phẩm được chứng nhận là hàng Thái Lan sản xuất trong nước, các nhà xuất khẩu mới được xin cấp CO.

Ông Pitak nhấn mạnh các biện pháp siết chặt sẽ giúp ngăn chặn hành vi gian lận của các công ty nước ngoài và giảm nguy cơ Thái Lan phải đối mặt với các hình phạt thương mại từ các đối tác.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc