Tăng năng suất và lợi nhuận nhờ sử dụng NPK Cà Mau công nghệ Polyphosphate

Với hàng loạt tính năng nổi trội và hợp thời, NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate sẽ được bà con đón nhận nồng nhiệt qua các chương trình hội thảo, mô hình thực nghiệm.

Được thiên nhiên ưu đãi, thổ nhưỡng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phù hợp phát triển cây ăn trái, khu vực này hiện có 389.000 ha vườn cây ăn trái, chiếm hơn 32% diện tích của cả nước. Vì vậy, cần được khai thác tốt nhằm đem ngoại tệ về cho nước nhà, tăng thu nhập cho người nông dân.

Tuy nhiên, theo GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, nguyên trưởng khoa Nông nghiệp Đại học Cần Thơ, đất trồng cây ăn trái tại ĐBSCL đang có dấu hiệu bị suy thoái, nếu không có biện pháp làm chậm và ngăn chặn kịp thời không chỉ chi phí sản xuất của nhà vườn sẽ tăng, mà còn ảnh hưởng môi trường.

Để cải tạo đất để giữ độ phì nhiêu cho đất, nhiều năm nay, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) phối hợp với ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang và hàng trăm nông dân triển khai mô hình trình diễn phân bón mới NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate đã mang lại kết quả kép về mùa vụ, lẫn tư duy canh tác mới cho hàng triệu hộ nông.

Nhằm lan tỏa thành công từ phân bón công nghệ đi đôi kỹ thuật tân tiến, PVCFC và Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Tiền Giang đã tổ chức hội thảo “Giải pháp dinh dưỡng hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Trong đó, NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate trở thành tâm điểm của hội thảo tổng kết và tọa đàm.

NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate tỷ lệ trái loại 1 lên tới 66,9%

Tổng kết từ 22 mô hình tại ĐBSCL, 08 mô hình tại tỉnh Tiền Giang, các dòng Phân bón Cà Mau thế hệ mới thuyết phục chuyên gia và người dùng bởi bộ 3 chất lượng - giá cả phù hợp – công nghệ tiên tiến. Nhìn chung công dụng trọn vẹn cho cả cây từ sinh trưởng, phát triển đến thu hoạch: Hàm lượng đạm cân đối sẽ rất thích hợp bón cho giai đoạn phục hồi sau khi thu hoạch của cây ăn trái và cây công nghiệp, giúp trái lớn nhanh, lá xanh, dày và nhiều chồi khỏe, tăng năng suất cho cây trồng; cây cứng, lá to dày, khả năng kháng bệnh tốt, tỷ lệ ra hoa kết trái cao và trái to bóng, màu sắc đẹp bắt mắt, hạn chế sinh trưởng đọt non, tăng hấp thu dinh dưỡng vào trái, củ và hạt, tăng năng suất cho cây trồng; thúc trái lớn nhanh, chín tập trung hơn, trái chắc ruột và đậm đà vị tự nhiên.

Đặc biệt, chỉ cần bón ít nhưng sản lượng tăng đáng mừng. Dùng sản phẩm phân bón NPK Cà Mau sẽ giảm sâu bệnh hại đi đôi hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, trái cây ngon thơm, đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP giúp tăng ưu thế cạnh tranh. Chi phí giảm và nông sản bán được giá nên lợi nhuận nhiều hơn, bà con vô cùng phấn khởi.

“Tôi thực sự hái mùa vàng với vườn thanh long 2.000m2. So phần đối chứng trồng truyền thống năng suất 9,16 tấn mà tỷ lệ trái loại 1 chỉ 5,9%, vườn thực nghiệm cho chị 10 tấn với tỷ lệ trái loại 1 tới 66,9%”, bà Nguyễn Thị Hồng Vân, nhà vườn ở Tân Thuận Bình, Chợ Gạo, Tiền Giang, tham gia mô hình từ năm 2021, đến nay chia sẻ tại hội nghị.

Quảng cáo

Cũng chọn PBCM cho cây thanh long của mình, nhà nông Châu Văn Quý (ở xã Đăng Hưng Phước, Chợ Gạo, Tiền Giang) cho biết, mùa này thu lợi 56 triệu với 19 tấn trái, trong đó tỷ lệ loại 1 đến 79%. Kết quả có cách biệt xa với trồng đối chứng chỉ lời 36 triệu từ 17 tấn trái.

Bổ sung hoàn hảo cho bộ giải pháp dinh dưỡng

TS. Võ Hữu Thoại, Viện Trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng và lợi thế sản xuất trái cây nên cần được khai thác tốt nhằm đem ngoại tệ về cho nước nhà, tăng thu nhập cho người nông dân. Để làm được điều này, phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định năng suất, cải thiện chất lượng quả. Đặc biệt, nếu bón phân đúng cách sẽ bù đắp dinh dưỡng khoáng cho đất mà cây trồng đã lấy đi trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

Do đó thời gian qua, Viện Cây ăn quả miền Nam đã hợp tác với Phân bón Cà Mau thực hiện đề tài “Xây dựng quy trình bón phân Cà Mau cho vùng chuyên canh thanh long, xoài, nhãn, bưởi ở Đồng bằng sông Cửu Long để phát huy hiệu quả của việc sử dụng phân.

Ông Lâm Văn Thông, Phó Giám đốc Dự án Phát triển Sản phẩm mới và Giải pháp Dịch vụ Nông nghiệp, PVCFC cho biết, với hàng loạt tính năng nổi trội và hợp thời, NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate sẽ được bà con đón nhận nồng nhiệt qua các chương trình hội thảo, mô hình thực nghiệm. Phân bón Cà Mau cũng sẵn sàng các chiến lược đồng hành để lan tỏa giá trị canh tác bền vững cho bà con khắp vùng miền Việt Nam.

Còn theo các chuyên gia, dòng phân bón mới NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate của PVCFC còn giúp cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng khác tốt hơn, đặc biệt là yếu tố vi lượng. Sử dụng lâu dài vẫn không ảnh hưởng môi trường, hợp xu thế nông nghiệp xanh mà chúng ta luôn theo đuổi.

NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate có lượng đạm cao trên 20%, phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của nhiều loại cây và nhiều vùng thổ nhưỡng. Phát huy ưu điểm trước, bổ sung thêm những tính năng nổi trội trên thị trường.

NPK Cà Mau polyphosphate được sản xuất trên nền urea hóa lỏng và dây chuyền hiện đại, công suất 300.000 bởi nhà bản quyền Espindesa (Tây Ban Nha). Từ chế biến tạo hạt đến đóng bao là một quy trình chi tiết hoàn chỉnh, đảm bảo độ tan nhanh, tạo yếu tố N cao và P hữu hiệu cao.

Hạt to tròn bóng láng dễ bảo quản và ít gây bụi khi sử dụng. Độ cứng cao, độ ẩm thấp rất dễ phối trộn và tan hoàn toàn sau khi bón không để lại cặn. Mỗi hạt NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate khi vào đất sẽ giúp cây hấp thu dinh dưỡng nhanh chóng, trọn vẹn mà không kết tủa gây chua như nhiều loại NPK khác.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng mạnh kéo giá dầu đi xuống

Giá dầu thô Brent kỳ hạn chốt phiên ở mức 76,58 USD/thùng, giảm 60 xu Mỹ, tương đương 0,8%; giá dầu ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ giảm 33 xu Mỹ, hay 0,5%, xuống 73,24 USD/thùng.

Giá dầu Brent vượt mốc 80 USD mỗi thùng do lo ngại về xung đột ở Trung Đông Điểm nóng Trung Đông không đủ để giá dầu vượt mốc 80 USD/thùng

Philippines dự kiến giảm lượng gạo nhập khẩu trong quý IV

Nguồn tin thương mại cho biết, Philippines sẽ nhập khẩu 4 triệu tấn trong năm nay. Tính đến ngày 26/9, Philippines nhập khẩu khoảng 3,196 triệu tấn. Như vậy, từ nay đến cuối năm 2024, nước này mua thêm 800 nghìn tấn gạo là đủ chỉ tiêu thay vì 1,3 triệu tấn như dự kiến trước đó.

Giá gạo trong nước đang cao hơn giá nhập khẩu của thương nhân Philippines “Giằng co” giá gạo xuất khẩu giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân Philippines

Giá dầu Brent vượt mốc 80 USD mỗi thùng do lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Nguyên nhân thúc đẩy đà tăng mạnh của giá dầu là do nhà đầu tư lo ngại nguy cơ xung đột lan rộng toàn khu vực Trung Đông và giảm bớt vị thế bán khống kỷ lục mà họ đã tích lũy trong tháng trước.

Căng thẳng Trung Đông leo thang có đẩy giá dầu và xăng tăng? Giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

"Chảo lửa" Trung Đông - biến số khó lường trên thị trường dầu mỏ

Giá dầu thế giới sẽ biến động như thế nào giữa bối cảnh xung đột tại Trung Đông tiếp tục leo thang và xuất hiện những lo ngại mới về triển vọng tiêu thụ dầu mỏ?

Xuất khẩu dầu mỏ của Saudi Arabia, Nga và Mỹ giảm mạnh Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc 17.000 tỷ đồng TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành