“Nút thắt” logistics làm giảm tính cạnh tranh của ngành rau quả

Xuất khẩu rau quả dù đạt kim ngạch cao nhưng giá trị mang về không tương xứng với năng lực sản xuất do chủ yếu xuất thô, sản phẩm không đa dạng. Mặt khác, những khó khăn trong hoạt động logistics cũng là rào cản lớn làm giảm tính cạnh tranh của rau quả xu

Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit), năm 2022, xuất khẩu rau quả đạt được 3,36 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2023, khi Trung Quốc thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam mở cửa trở lại thì kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt được 2,723 tỷ USD, tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ năm 2022. Đây là kết quả rất tích cực nhưng bên cạnh đó ngành rau quả vẫn tồn tại nhiều thách thức, nhất là vấn đề logistics.

Logistic, đòn bẩy quan trọng trong hoạt động xuất khẩu nông sản

Phát biểu tại tọa đàm “Nâng cao chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu – gắn kết hiệu quả với hệ thống logistics” diễn ra ngày 23/6/2023, bà Lê Thị Thanh Thảo, đại diện quốc gia Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) cho rằng, ngành rau quả Việt Nam đang phải đối mặt với những áp lực cạnh tranh giữa các nước trong khu vực và quốc tế ngày càng gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải cố gắng rất nhiều để nâng cao chất lượng, giảm chi phí, đảm bảo sự cạnh tranh và tăng trưởng xuất khẩu. Bởi nông sản là mặt hàng đòi hỏi sự quản lý, kiểm soát rất chặt chẽ về chất lượng hơn các hàng hóa tiêu dùng thông thường khác.

Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp cần có sự kết nối chặt chẽ các doanh nghiệp logistics, bởi hệ thống logistic không chỉ là một mắt xích trong chuỗi giá trị nông sản mà còn được ví như là đòn bẩy quan trọng giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả và thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt nam.

Đại diện cho ngành hàng rau quả, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết, ngành rau quả có sản lượng rất lớn hơn 34 triệu tấn/năm, nhưng tỷ lệ hàng hóa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì rất thấp. Trong đó, trái cây sản xuất rất nhiều nhưng xuất khẩu không có bao nhiêu.

Ngành rau quả cũng cần có những kho riêng, những phương tiện vận chuyển chuyên ngành, những dụng cụ thu hái đặc thù nhưng đến nay vẫn chưa có dẫn đến tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch rất cao từ 30 đến 35%. Hạ tầng cơ sở trong sản xuất, chế biến, lưu thông, bảo quản rau quả còn rất thiếu và rất yếu, và mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ tạo nên chuỗi cung ứng của ngành rau quả nói riêng và nông thủy sản nói chung còn rất nhiều vấn đề.

Quảng cáo

Cước vận tải từ Bangkok đi quốc tế thấp hơn Hà Nội/TP.HCM từ 1 USD - 1,2 USD/kg

Bà Nguyễn Tú Uyên, Giám đốc Công ty Logistics CMU cho rằng, mục đích của logistics là hỗ trợ doanh nghiệp mang các sản phẩm nông nghiệp trong đó có trái cây của nhà nông từ vùng nguyên liệu đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, do vùng nguyên liệu nằm ở vùng sâu, vùng xa đường xá gồ ghề các phương tiện vận chuyển còn thô sơ khiến trái cây dễ bị dập và hư hỏng.

Do vậy, tại cơ sở đóng gói nhà xuất khẩu phải kiểm tra lại hàng hóa, sau đó đóng gói chở đến trung tâm kiểm dịch thực vật chiếu xạ, xử lý nhiệt rồi chuyển bằng xe tải hoặc container ra sân bay, cảng biển làm thủ tục hải quan xuất khẩu. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, chưa thật sự kết nối nên phát sinh nhiều chi phí và mất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành cũng như chất lượng nông sản.

Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% lượng nông sản xuất khẩu của cả nước, vận chuyển nông sản từ khu vực này đi ra sân bay, cảng biển chỉ có con đường cao tốc duy nhất nhưng thường xuyên kẹt xe, phí cầu đường cao. Logistic nông nghiệp như hệ thống kho bãi còn thiếu và manh mún, cơ sở chế biến nông sản còn thiếu, quy mô nhỏ, ...

Trong khi đó, hãng hàng không Thai Airway của Thái Lan có chuyến bay thẳng đến Anh, Mỹ, châu Âu, Úc và Trung Quốc với tần suất mỗi ngày. Hãng tàu RCL có khoảng 70 điểm đến ở châu Á, Ấn Độ và Trung Đông. Cước vận tải từ BangKok đi các thị trường quốc tế thấp hơn so với từ Hà Nội/TP.HCM từ 1 USD - 1,2 USD/kg. Điều này làm cho nông sản Việt Nam khó có thể cạnh tranh với nông sản Thái Lan trên thị trường quốc tế.

Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam luôn tăng trưởng cao trong những năm gần đây nhưng bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá cước vận chuyển, thời gian vận chuyển và lịch vận chuyển hàng hóa, do các hãng tàu, hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam hầu hết đều thuộc nước ngoài.

Để tăng năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt rất cần tăng cường đầu tư hạ tầng logistics, nhất là các vùng sản xuất nông sản tập trung chủ lực. Kết nối đường bộ, đường sắt để phát huy sức mạnh tổng thể logictics nội địa. Quy hoạch xây dựng các trung tâm logistics nông sản có kho mát để phân loại bảo quản, sơ chế nhằm giúp nâng cao chất lượng và ổn định giá thành.

“Cần quan tâm đẩy mạnh hơn nữa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải đường bộ kết nối với các vùng nguyên liệu ở Đồng bằng sông Cửu Long, tạo cơ hội đưa nông sản Việt ra thị trường xuất khẩu với chất lượng tốt nhất, giá thành hợp lý nhất. Đó chính là cách “Nâng cao chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu – gắn kết hiệu quả với hệ thống logistics” hiệu quả nhất”, Giám đốc Công ty Logistics CMU nhấn mạnh.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giải mã thông điệp được gửi gắm trong bộ sưu tập Vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI

Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, hệ sinh thái sản phẩm vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI còn chứa đựng những thông điệp tinh thần độc đáo, gợi mở hành trình chinh phục thành công và thịnh vượng trong năm mới.

Giá vàng thế giới nối dài đà tăng Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Giá dầu chạm mức cao nhất 4 tháng do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga

Giá dầu phiên 13/1 đạt mức cao nhất trong bốn tháng, chủ yếu do dự đoán rằng các lệnh trừng phạt mở rộng của Mỹ đối với dầu Nga sẽ buộc khách mua ở Ấn Độ và Trung Quốc tìm kiếm các nguồn cung khác.

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu Giá dầu thế giới tăng trước thời tiết lạnh ở Mỹ và châu Âu

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu

Giá dầu gần như đi ngang trong phiên giao dịch 9/1 tại châu Á giữa dự đoán nhu cầu nhiên liệu mùa Đông cao và mức tăng lớn trong lượng nhiên liệu dự trữ của Mỹ cũng như những lo ngại về kinh tế vĩ mô.

Lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu đi lên Giá dầu châu Á phục hồi nhờ nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng