Suy thoái mạnh và kéo dài ảnh hưởng nặng nề đến các nước đang phát triển

Tăng trưởng toàn cầu năm 2023 giảm từ mức dự kiến 3% vào 6 tháng trước xuống còn 1,7%. Ngày một nhiều chuyên gia nói đến khả năng suy thoái kinh tế.

Kịch bản suy thoái kinh tế toàn cầu không thể bị loại trừ. Tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại đáng kể do lạm phát tăng cao, lãi suất tăng, đầu tư giảm và gián đoạn do Nga chiếm đóng Ukraine, theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới công bố của Ngân hàng Thế giới.

Do điều kiện kinh tế mong manh, bất kỳ diễn biến bất lợi mới nào—chẳng hạn như lạm phát cao hơn dự kiến, lãi suất tăng đột ngột để kiềm chế lạm phát, sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 hoặc căng thẳng địa chính trị leo thang—có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái. Đây sẽ là lần đầu tiên sau hơn 80 năm xảy ra 2 cuộc suy thoái toàn cầu trong cùng một thập kỷ.

Nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng 1,7% vào năm 2023 và 2,7% vào năm 2024. Tăng trưởng suy giảm mạnh dự kiến sẽ lan rộng, với dự báo điều chỉnh giảm đối với 95% nền kinh tế phát triển và gần 70% các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển (EMDE) vào năm 2023.

Trong 2 năm tới, tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người ở các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển được dự đoán ở mức trung bình 2,8%—thấp hơn một điểm phần trăm so với mức bình quân trong giai đoạn 2010-2019. Tại khu vực châu Phi Hạ Sahara—nơi khoảng 60% số người nghèo cùng cực trên thế giới đang sinh sống—tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người trong giai đoạn 2023-2024 dự kiến chỉ ở mức 1,2%, đây là mức tăng có thể khiến tỷ lệ nghèo tăng chứ không giảm.

“Các nỗ lực phát triển đang đối mặt với khủng hoảng gia tăng khi triển vọng tăng trưởng toàn cầu xấu đi,” Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới ông Malpass cho biết. “Các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển đang phải đối mặt với giai đoạn tăng trưởng chậm kéo dài nhiều năm do gánh nặng nợ nần chồng chất và đầu tư kém hiệu quả vì lượng vốn toàn cầu sẽ chủ yếu đổ về các nền kinh tế phát triển khi các nước này đang đối mặt với mức nợ chính phủ cực kỳ cao và lãi suất tăng mạnh. Yếu kém trong tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh sẽ làm trầm trọng thêm những thay đổi ngược vốn đã có tác động tiêu cực trong giáo dục, y tế, nghèo đói và cơ sở hạ tầng, cũng như nhu cầu ngày càng tăng do biến đổi khí hậu.”

Quảng cáo

Tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển được dự đoán sẽ chậm lại, từ 2,5% vào năm 2022 xuống còn 0,5% vào năm 2023. Trong 2 thập kỷ qua, sự suy giảm lớn cỡ này thường báo trước một cuộc suy thoái toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, tăng trưởng được dự báo sẽ giảm xuống 0,5% vào năm 2023—thấp hơn 1,9 điểm phần trăm so với các dự báo trước đó và là mức tăng trưởng thấp nhất ngoài các đợt suy thoái chính thức kể từ năm 1970. Trong năm 2023, tăng trưởng của khu vực đồng Euro dự kiến ở mức 0%—điều chỉnh giảm từ mức dự báo 1,9% trước đó. Tại Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng được dự đoán là 4,3% vào năm 2023—thấp hơn 0,9 điểm phần trăm so với các dự báo trước.

Nếu loại trừ Trung Quốc, tăng trưởng ở các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ giảm từ 3,8% năm 2022 xuống 2,7% vào năm 2023, phản ánh nhu cầu trên thị trường nước ngoài giảm đáng kể cộng với lạm phát cao, đồng tiền mất giá, điều kiện tài chính thắt chặt hơn và các khó khăn khác ở trong nước.

Đến cuối năm 2024, mức GDP ở các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển sẽ thấp hơn khoảng 6% so với mức dự kiến trước đại dịch. Mặc dù dự kiến sẽ ở mức vừa phải, nhưng lạm phát toàn cầu sẽ vẫn cao hơn mức trước đại dịch.

Báo cáo đưa ra đánh giá toàn diện đầu tiên về triển vọng trung hạn đối với tăng trưởng đầu tư tại các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển. Trong giai đoạn 2022-2024, tổng số vốn đầu tư vào các nền kinh tế này có khả năng tăng khoảng 3,5% mỗi năm—thấp hơn một nửa so với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 2 thập kỷ trước. Báo cáo đề xuất một loạt các phương án cho các nhà hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng đầu tư.

“Đầu tư chững lại là một vấn đề đáng quan ngại nghiêm trọng vì có liên quan đến năng suất và thương mại suy giảm, đồng thời làm giảm triển vọng kinh tế nói chung. Nếu không có tăng trưởng đầu tư mạnh mẽ và bền vững, sẽ khó có thể có những bước tiến có ý nghĩa để đạt được các mục tiêu phát triển và khí hậu rộng hơn,” ông Ayhan Kose, Giám đốc Nhóm Triển vọng của Ngân hàng Thế giới cho biết. “Các chính sách quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng đầu tư cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh của đất nước nhưng luôn bắt đầu bằng việc thiết lập các khuôn khổ chính sách tài chính và tiền tệ lành mạnh cũng như thực hiện các cải cách toàn diện trong môi trường đầu tư.”

Báo cáo cũng làm sáng tỏ tình thế tiến thoái lưỡng nan của 37 quốc gia nhỏ—những quốc gia có dân số từ 1,5 triệu người trở xuống. Các nước này bị suy thoái do đại dịch COVID-19 nghiêm trọng hơn và khả năng phục hồi yếu hơn nhiều so với nhiều nền kinh tế khác, một phần là do hoạt động du lịch bị gián đoạn kéo dài. Vào năm 2020, sản lượng kinh tế ở các nước nhỏ đã giảm hơn 11%—gấp 7 lần mức giảm ở các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển khác. Báo cáo cho thấy các quốc gia nhỏ thường phải chịu tổn thất liên quan đến thiên tai, trung bình khoảng 5% GDP mỗi năm. Điều này tạo ra những trở ngại nghiêm trọng cho phát triển kinh tế.

Các nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia nhỏ có thể cải thiện triển vọng tăng trưởng dài hạn bằng cách tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy đa dạng hóa kinh tế hiệu quả và nâng cao hiệu quả của chính phủ. Báo cáo kêu gọi cộng đồng toàn cầu hỗ trợ các quốc gia nhỏ bằng cách duy trì dòng vốn hỗ trợ chính thức để giúp nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và giúp khôi phục tính bền vững của nợ công.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng

Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng

Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á