Sự thờ ơ tiếp diễn bất chấp thị trường đã tăng điểm phiên thứ 4

Các cổ phiếu lớn như PLX, FPT, GVR đã cùng ra mặt để giúp thị trường có được sắc xanh tương tự các chỉ số khu vực. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn chưa chịu tham gia trên HOSE và còn phân tán sang UPCoM.

Sự thờ ơ tiếp diễn bất chấp thị trường đã tăng điểm phiên thứ 4
VN-Index đã tăng phiên thứ 4 liên tiếp.

Định vị thị trường

VN-Index có phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp nhưng thành tích vẫn bị các thị trường khu vực bỏ lại ở phía sau. Phiên hôm nay, NIKKEI 225 (+0,82%) và TWSE (+1,51%) đã vươn lên sát đỉnh thời đại, KOSPI (+1,11%) lên đỉnh 2 năm.

Thành công của VN-Index chỉ dừng ở việc đã quay lại xu hướng tăng ngắn hạn từ phiên hôm qua nhưng cũng chưa hề có dấu hiệu nào của sự bứt phá về điểm số.

Chất xúc tác

Áp lực tỷ giá đã dần hạ nhiệt sau khi chỉ số DXY vòng về gần sát mốc 105 điểm. Giá bán USD trên thị trường tự do nhờ vậy cũng giảm khá nhanh xuống còn 25.830 VND/USD.

Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng đã bật nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn. Kỳ hạn qua đêm đã tăng trở lại 0,05 điểm phần trăm lên 4,53% còn kỳ hạn 1 tuần tăng 0,09 điểm phần trăm lên 4,69%.

Được biết, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng 9.754,57 tỷ đồng từ thị trường trong ngày hôm qua, đưa khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường ở mức 144.080 tỷ đồng, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 34.580,98 tỷ đồng.

Khối ngoại liên tục bán ròng trên thị trường, tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Quảng cáo

Tuy nhiên, nhóm nhà đầu tư ngoại vẫn tiếp diễn hoạt động bán ròng, quy mô -577,3 tỷ đồng trên HOSE. Các mã lớn VHM (-122 tỷ đồng), VRE (-111,3 tỷ đồng), VCB (-54,7 tỷ đồng), HPG (-50,3 tỷ đồng), MWG (-49 tỷ đồng), VPB (-37,6 tỷ đồng) và POW (-2,32%) là những điểm nóng.

Vận động thị trường

Tác động của khối ngoại lên các cổ phiếu kể trên là không quá rõ ràng. Ngoại trừ POW (-2,32%) giảm khá mạnh, các mã còn lại biến động trái chiều trong biên độ hẹp. VHM (+0,92%) vẫn tăng giá trong khi VRE (-0,23%), VCB (-0,56%), HPG (-0,17%), MWG (-0,61%) giảm không đáng kể.

Đáng chú ý nhất là trường hợp của VCB thực tế còn nỗ lực vươn qua MA200 trong phiên nhưng hoạt động bán ròng của khối ngoại đã khiến cho nhịp thử sức chịu thất bại.

Trong khi đó, cổ phiếu vốn hóa lớn thứ 2 HOSE là BID (+0,2%) vẫn duy trì được sắc xanh khi đã vượt được MA200. Nhưng với sự chững lại của cả VCB và BID, các mã Ngân hàng khác như MBB (-0,4%), ACB (-0,4%), SSB (-0,2%), CTG (-0,2%), VPB (+0,3%), TPB (+0,6%) gần như cũng không tạo ra được dấu ấn lên thị trường.

Thị trường đã phải dựa vào sự nâng đỡ của các cổ phiếu FPT (+3,66%), PLX (+4,9%), GVR (+1,2%) trong đó PLX đã chủ động bật lên từ 13h40 đến 14h. Qua đó, VN30 (+0,39%) tiếp tục đảm nhận vai trò đi trước VN-Index (+0,24%).

Hầu hết các mã Midcap và Penny trên thị trường cũng chịu trạng thái rời rạc. Một số cổ phiếu cá biệt như TNH (+6,87%), SAV (+6,98%), CSV (+6,97%), NTL (+6%), TLH (+3,96%) dù có kết quả giao dịch vượt trội nhưng lại không tạo ra được hiệu ứng lan tỏa nhóm ngành.

Trong khi đó, QCG (-6,67%) và TV2 (-6,9%) giảm sàn do những câu chuyện riêng. Được biết, nhà đầu tư tại TV2 đã phản ứng ngay sau khi có thông tin Bộ Công thương thông báo chấm dứt Hợp đồng BOT Dự án nhiệt điện Sông Hậu 2 do chưa thu xếp tài chính theo đúng thời hạn của hợp đồng.

Độ rộng của HOSE đạt 43,4% mã giảm so với 37,5% mã tăng. Chỉ số VN-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp lên 1.279,89 (+3,04 điểm). Thanh khoản sàn đạt 523,46 triệu đơn vị, tương đương 14.010 tỷ đồng.

Những vận động tích cực chỉ được ghi nhận trên sàn UPCoM với BSR (+3,2%), OIL (+12,7%), VGI (+3,6%), VGT (+3,2%), DDV (+3,10%), TVN (+14,3%). Nhờ đó, chỉ số UPCoM-Index có mức tăng tốt hơn VN-Index cũng như HNX-Index (+0,19%).

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường đã nhen nhóm hy vọng sóng Bất động sản

Một phiên tăng giá không quá vượt trội của nhóm cổ phiếu Vingroup nhưng nhiều cổ phiếu Bất động sản lại tăng tốc ấn tượng. Nổi bật nhất là NVL và CEO có quy mô giao dịch nằm trong Top đầu thị trường.

Tiền ngoại trở lại thị trường, nhà đầu tư cần có cái nhìn thực tế Sau cú sốc thuế quan, khi nào thị trường có sóng Ngân hàng?

Thị trường chứng khoán Việt vừa đạt đỉnh 3 năm

Rung lắc nhẹ đã khiến chỉ số VN-Index chưa giữ được thành quả tốt nhất của phiên. Dù vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn vừa đạt mức cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Tiền ngoại trở lại thị trường, nhà đầu tư cần có cái nhìn thực tế Thị trường vượt rung lắc, cổ phiếu Xuất khẩu và Khu Công nghiệp đồng loạt tăng trần

Dragon Capital nâng sở hữu tại Đất Xanh lên hơn 14% trước ngày chốt quyền nhận cổ phiếu thưởng

Nhóm quỹ thành viên thuộc Dragon Capital vừa gom thêm 2 triệu cổ phiếu DXG, nâng tổng số lượng cổ phiếu DXG nắm giữ lên mức 123,4 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ 14,17% vốn điều lệ Tập đoàn Đất Xanh.

Tập đoàn Đất Xanh đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 44% năm 2025 Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi

VN-Index lên sát đỉnh năm 2025 dù khối ngoại bán ròng hơn 1.100 tỷ đồng

Quan điểm mới của Tổng thống Trump vẫn đang giúp thị trường tận dụng được đà tăng sẵn có. Diễn biến này được duy trì kể cả khi nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây.

EVNGENCO3 đảm bảo sản xuất điện ổn định trong 4 tháng đầu năm Sau cú sốc thuế quan, khi nào thị trường có sóng Ngân hàng?

Thị trường vượt rung lắc, cổ phiếu Xuất khẩu và Khu Công nghiệp đồng loạt tăng trần

Quan điểm mới của Tổng thống Trump về thuế quan đã giúp cho các nhóm Khu Công nghiệp và Xuất khẩu phản ứng tích cực. Bên cạnh đó, nhóm Vingroup cũng có thêm đóng góp vào sự đảo chiều của chỉ số.

Thị trường tăng điểm nhưng hụt hẫng về thanh khoản Tiền ngoại trở lại thị trường, nhà đầu tư cần có cái nhìn thực tế