Singapore: Lạm phát cơ bản gần đạt mức đỉnh cách đây 14 năm

Lạm phát tại Singapore tiếp tục xu hướng gia tăng trong bối cảnh những bất ổn từ căng thẳng địa chính trị, giá hàng hóa toàn cầu cao hơn và sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn số liệu của Bộ Công thương (MTI) và Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) công bố ngày 25/10 cho biết, giá tiêu dùng tại đảo quốc sư tử trong tháng 9/2022 tiếp tục tăng và gần đạt mức cao nhất trong 14 năm qua do chi phí thực phẩm, dịch vụ và các hàng hóa khác tăng cao.

Lạm phát cơ bản (core inflation), không bao gồm chi phí đi lại cá nhân, ăn ở và phản ánh một cách chính xác chi phí của các hộ gia đình Singapore, tăng lên mức 5,3% trong tháng 9/2022 so với 5,1% vào tháng 8/2022, đánh dấu mức cao nhất kể từ khi chạm mức đỉnh 5,5% vào tháng 11/2008. Tuy nhiên, lạm phát tổng thể vẫn duy trì ở mức 7,5% của tháng 8/2022.

Lạm phát tại Singapore tiếp tục xu hướng gia tăng trong bối cảnh những bất ổn từ căng thẳng địa chính trị, giá hàng hóa toàn cầu cao hơn và sự gián đoạn chuỗi cung ứng. MAS đã thắt chặt chính sách tiền tệ 5 lần kể từ tháng 10/2021 để hỗ trợ đồng đôla Singapore (SGD) mạnh hơn và giảm lạm phát nhập khẩu.

Quảng cáo

Mức tăng trong tháng 9/2022 chủ yếu do mức tăng lớn hơn của giá cả thực phẩm, dịch vụ, bán lẻ và một số hàng hóa khác. Lạm phát giá thực phẩm đạt mức tăng 6,9% so với 6,4%, trong khi lĩnh vực bán lẻ và các hàng hóa khác tăng lên 3,1% so với mức 2,9% của tháng trước. Lĩnh vực dịch vụ cũng tăng lên 4% so với mức 3,8% của tháng 8/2022. Lạm phát giá điện và khí đốt không đổi, ở mức 23,9% của tháng 8/2022.

MAS và MTI đánh giá các mặt hàng năng lượng và thực phẩm đã giảm so với mức đỉnh đầu năm, nhưng vẫn ở mức cao do nguồn cung liên tục bị hạn chế. Ngoài ra, thị trường lao động ở các nền kinh tế tiên tiến lớn vẫn còn eo hẹp, khiến áp lực tiền lương tăng mạnh. Do đó, trên nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, lạm phát nhập khẩu của Singapore dự kiến sẽ vẫn ở mức đáng kể trong một thời gian nữa.

Các cơ quan chức năng Singapore dự báo, lạm phát cơ bản dự kiến sẽ vẫn ở mức cao trong vài quý tới trước khi chậm lại vào nửa cuối năm 2023. Trước đó, MAS và MTI cho rằng lạm phát cơ bản sẽ đạt đỉnh vào khoảng giữa năm 2022 và ổn định vào nửa cuối 2022.

Tuy nhiên, trong đánh giá mới nhất, hai cơ quan này cho rằng hiện có những rủi ro gia tăng đối với triển vọng lạm phát, bao gồm từ những cú sốc mới đối với giá hàng hóa toàn cầu và lạm phát bên ngoài dai dẳng hơn dự kiến.

Theo dự báo mới nhất của MAS và MTI công bố ngày 14/10, lạm phát cơ bản của cả năm 2022 được dự báo sẽ ở mức 4% và lạm phát tổng thể ở mức 6%. Đối với năm 2023, lạm phát tổng thể được dự báo ở mức từ 5,5% đến 6,5%, và lạm phát cơ bản từ 3,5% đến 4,5%. Những ước tính này có tính đến mức tăng thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) sắp tới.

Theo Vietnam+ Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng