Siêu dự án Trung Quốc ấp ủ từ thời lập quốc đến nay chưa xong: Vốn khủng "đè bẹp" đập Tam Hiệp, 1 kỷ lục vượt Hoàng Hà

Nhiều người Trung Quốc ví von rằng, dự án này chẳng khác nào đang tạo ra thêm một con sông Hoàng Hà nữa.

Siêu dự án Trung Quốc ấp ủ từ thời lập quốc đến nay chưa xong: Vốn khủng "đè bẹp" đập Tam Hiệp, 1 kỷ lục vượt Hoàng Hà

Siêu dự án của Trung Quốc

"5 tỷ m3" - Vào lúc 22h23' ngày 5/9/2019, màn hình của Hội trường chỉ huy điều phối thông minh phân phối nước Nam-Bắc của thành phố Bắc Kinh hiển thị dữ liệu trữ lượng nước khổng lồ.

4 năm sau, con số kỷ lục trên bị xô đổ. Theo China Daily, tính đến tháng 2/2023, dự án phân phối nước Nam-Bắc đã dẫn hơn 60 tỷ m3 nước từ miền Nam Trung Quốc lên miền Bắc Trung Quốc. Khối lượng này thậm chí đã vượt quá khối lượng trung bình hàng năm của Hoàng Hà - 58 tỷ m3.

Gần 70% lượng nước từ Dự án phân phối nước Nam-Bắc vào Bắc Kinh được sử dụng để cung cấp nước cho các nhà máy nước và một phần nước được đổ vào các hồ chứa lớn và vừa; đồng thời, dự án cũng tăng cường nước cho các sông hồ và nguồn nước ngầm ở thủ đô Trung Quốc.

"Hiện nay, dự án đã mang lại lợi ích trực tiếp cho 150 triệu người", Công ty Quản lý Công trình Phân phối nước Nam-Bắc, cho biết.

Đây là một dự án chiến lược được Trung Quốc "thai nghén" từ năm 1952, ba năm sau khi ông Mao Trạch Đông tuyên bố khai sinh nước Trung Quốc ngày nay (1/10/1949). Kế hoạch khổng lồ này đã mất 50 năm kể từ khi hình thành đến khi bắt đầu khởi công xây dựng.

Khi hoàn thành, công trình sẽ nối bốn con sông chính của Trung Quốc - Dương Tử, Hoàng Hà, Hoài Hà và Hải Hà - với ba tuyến chính gồm Đông-Trung tâm-Tây.

Tuyến trung tâm là tuyến nổi bật nhất trong ba tuyến do vai trò cung cấp nước cho thủ đô Bắc Kinh. Điểm khởi đầu của dự án xuất phát từ hồ chứa Đan Giang Khẩu ở tỉnh Hồ Bắc thuộc miền trung Trung Quốc, rồi chạy qua các tỉnh Hà Nam và Hà Bắc trước khi đến các thành phố Bắc Kinh và Thiên Tân. Tuyến này bắt đầu cung cấp nước từ tháng 12/2014.

63e0a2c7a31057c4b4b48eb9-6364.jpeg
Quảng cáo

Một phần của Dự án Phân phối nước Nam-Bắc chạy qua tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã

Tuyến phía đông bắt đầu hoạt động từ tháng 11/2013, chuyển nước từ tỉnh Giang Tô - phía đông Trung Quốc - đến Sơn Đông.

Tuyến phía Tây đang trong giai đoạn quy hoạch và chưa được xây dựng.

Dự án hoàn chỉnh dự kiến sẽ tiêu tốn 62 tỷ USD, gần gấp đôi so với đập Tam Hiệp - đầu tư khoảng 31,7 tỷ USD.

Phục vụ lợi ích 450 triệu người

Địa hình Trung Quốc vốn Bắc cao Nam thấp tạo nên hiện trạng nguồn nước dồi dào ở phía Nam và thiếu hụt ở phía Bắc nên thường đối mặt với tình trạng lũ lụt ở phía Nam và hạn hán ở phía Bắc.

Trong khi đó, miền bắc Trung Quốc từ lâu đã là một trung tâm dân số, công nghiệp và nông nghiệp và với cả ba lĩnh vực đang phát triển với tốc độ chóng mặt nên tỷ lệ bình quân đầu người đối với nguồn tài nguyên nước hạn chế của khu vực chắc chắn sẽ tiếp tục giảm.

Tại phía Bắc Trung Quốc, nổi bật nhất là lưu vực Hoàng Hoài Hải, dù đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế Trung Quốc với GDP chiếm 35% tổng sản lượng cả nước nhưng tài nguyên nước chỉ chiếm 7,2% cả nước.

Trước khi Dự án dẫn nước Nam-Bắc hoàn thành, các tỉnh lân cận như Hà Bắc và Sơn Tây nhận nhiệm vụ chuyển nước đến Bắc Kinh vào mùa khô hàng năm dẫn khai thác nước ngầm quá mức, gây ra hiện tượng sụt lún đất, xâm nhập nước biển và suy thoái sinh thái.

Tại Bắc Kinh, nguồn nước từ miền Nam chiếm 73% nguồn cung cấp nước cho Bắc Kinh hay tại Thương Châu, Hà Bắc, 4 triệu người được "chia tay" lịch sử trường kỳ từng phải sử dụng nguồn nước có hàm lượng flo và độ mặn cao.

Báo Thủy lợi Trung Quốc cho hay, với tư cách là "vũ khí quan trọng của quốc gia", dự án dẫn nước Nam-Bắc không chỉ cải thiện đáng kể khả năng cung cấp nguồn nước và môi trường nước của khu vực tiếp nhận, tiếp thêm nguồn lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường chức năng cải thiện sinh thái tự nhiên.

Theo cơ quan quản lý dự án phân phối nước Nam-Bắc, sau khi cả ba tuyến được hoàn thành, diện tích cấp nước sẽ đạt 1,45 triệu km2, mang lại lợi ích cho khoảng 450 triệu người.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025