Sau nhịp tăng mạnh nhất năm 2024, cổ phiếu VNM có thể hướng đến chặng nghỉ trong ngắn hạn

Với chuỗi 23 phiên mua ròng liên tiếp của khối ngoại, cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng đang ghi nhận 5 tuần tăng giá liên tiếp.

Sau nhịp tăng mạnh nhất năm 2024, cổ phiếu VNM có thể hướng đến chặng nghỉ trong ngắn hạn

Cổ phiếu đang ở tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp

Cho đến hết phiên giao dịch 22/8, cổ phiếu VNM đang có chuỗi tuần tăng giá ấn tượng và là một trong những nhân tố rất quan trọng thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam trở lại với xu hướng tăng tích cực. Nếu trong phiên giao dịch cuối tuần, VNM đóng cửa trên mức giá 73.800 đồng/cổ phiếu, VNM sẽ có được 5 tuần tăng giá liên tiếp.

Dù kết quả của phiên thứ Sáu như thế nào, cổ phiếu cũng đã có nhịp tăng tốt nhất từ đầu năm 2024 khi đạt thành tích 11,2% và vươn lên mức cao nhất trong vòng 11 tháng trở lại đây.

Xét về xu hướng kỹ thuật, sau khi đã bứt phá ngưỡng Fibonacci 61,8%, VNM có thể sẽ hướng đến vùng giá 80.000 đồng/cổ phiếu.

Sau nhịp tăng mạnh nhất năm 2024, cổ phiếu VNM có thể hướng đến chặng nghỉ trong ngắn hạn
Cổ phiếu VNM đã có nhịp tăng mạnh nhất trong năm 2024.

Tuy nhiên, với việc đã liên tục đi lên, cũng không loại trừ khả năng cổ phiếu có thể xuất hiện những phiên chững lại để kiểm tra lại cung cầu, trong đó cần chú ý nhất tới hành động của các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo thống kê, từ sau phiên giao dịch 19/7, khối ngoại đã mua ròng 23 phiên giao dịch liên tiếp với tổng giá trị ròng hơn 2.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, tới phiên 22/8, khối ngoại đã lần đầu tiên đảo chiều bán ròng hơn 13 tỷ đồng.

Lợi nhuận được dự báo tăng trưởng hơn 15% trong năm 2024

Quảng cáo

Trong nửa đầu năm 2024, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của VNM đạt lần lượt 30.768 tỷ đồng (+5,7%) và 4.903 tỷ đồng (+18,6%) trong đó doanh thu nội địa tăng 3,1% còn doanh thu xuất khẩu tăng trưởng tới 18,7%.

Biện lợi nhuận gộp đạt 42,18% (tăng 2,51%), nhờ nền giá bột sữa nhập khẩu vẫn nằm ở mức thấp. Ngoài ra, chiến dịch tái định vị thương hiện của VNM có kết quả tương đối khả quan khi thị phần sữa nước sau chiến dịch đã cải thiện được 1,3-1,6% ở nửa đầu năm.

Sau nhịp tăng mạnh nhất năm 2024, cổ phiếu VNM có thể hướng đến chặng nghỉ trong ngắn hạn
Nguồn VCBS.

Được biết, giá sữa bột SMP giảm từ 1-7% so với cùng kỳ còn WMP tăng trưởng trở lại nhưng không đáng kể từ 1-7% trong 7 tháng 2024. Dự báo giá sữa bột sẽ tiếp tục duy trì đà giảm do sản lượng sữa bột ở châu Âu ở mức cao, trong đó sản lượng SMP và WMP đạt lần lượt là 577 nghìn tấn (giảm 1,5%) và 315 nghìn tấn (tăng 0,3%)

Trong khi đó, VNM vẫn đang tích cực hoàn thiện dự án “Tổ hợp chăn nuôi và chế biến thịt bò Vinabeef” với trang trại 10.000 con bò và tổng công suất nhà máy chế biến là 10.000 tấn/năm.

Doanh nghiệp dự kiến sẽ ra mắt sản phẩm chính thức vào quý IV/2024, đem về doanh thủ khoảng 1.000 tỷ đồng trong năm 2025 và khoảng 3.000 tỷ trong năm 2029, với biên lợi nhuận gộp cho mảng thịt bò sẽ đạt khoảng 15% ở năm 2029.

Trong nửa cuối năm 2024, VNM sẽ hoàn thiện nhận diện mới cho các sản phẩm còn lại trong danh mục. Bên cạnh đó, VNM cũng vừa ra mắt 3 dòng sản phẩm cải tiến trong quý II/2024 bao gồm sữa đặc Ông Thọ 1 lít với nắp nhựa và sữa thực vật giàu protein nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Ngoài ra, Công dự kiến sẽ nghiên cứu thêm các thức uống giàu protein để mở rộng thêm tập khách hàng trong độ tuổi vị thành niên và trung niên.

Sau nhịp tăng mạnh nhất năm 2024, cổ phiếu VNM có thể hướng đến chặng nghỉ trong ngắn hạn
Dự báo của VCBS.

Công ty chứng khoán VCBS dự báo, tăng trưởng doanh thu nội địa và xuất khẩu của VNM đạt lần lượt là 52.541 tỷ (tăng 3,8%) và 10.727 tỷ (tăng 10%) trong năm 2024. Biên lợi nhuận gộp của 2 thị trường này dự phóng sẽ tăng lần lượt là 3,6% và 7,2%. Lợi nhuận sau thuế của VNM có thể tăng trưởng 15,6%, đạt hơn 10.400 tỷ đồng trong năm 2024.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Phiên thanh khoản kỷ lục, VN-Index giữ lại mốc 1.200 điểm

Sau phiên giảm kỷ lục, thị trường vẫn còn gặp áp lực bán khi đã có thời điểm giảm hơn 70 điểm. Tuy nhiên, những nỗ lực hấp thụ lực bán đã xuất hiện giúp nhiều cổ phiếu thoát được giá sàn. Đồng thời, VN-Index cũng đóng cửa trên 1.200 điểm.

DNSE vươn lên 16,7 % thị phần chứng khoán phái sinh quý I/2025 Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Chứng khoán châu Á nối tiếp đà bán tháo toàn cầu

Nối tiếp đà bán tháo toàn cầu, ngày 4/4, chứng khoán châu Á giảm sâu do lo ngại chiến tranh thương mại từ thuế quan Mỹ, cùng rủi ro suy thoái và lạm phát tăng cao.

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10% Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Có 6/10 công ty chứng khoán trong Top 10 thị phần môi giới của HOSE mở rộng được thị phần giao dịch. Đáng chú ý nhất là "ông lớn" SSI đã có sự tăng tốc mạnh mẽ trong khi chứng khoán Mirae lại bị thu hẹp nhiều nhất.

Công ty chứng khoán ngoại lớn nhất đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 7% Chứng khoán HSC đặt mục tiêu năm 2025 cho vay 27.000 tỷ đồng

Chuyên gia Dragon Capital: Tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của VN-Index từ việc tăng thuế suất xuất khẩu sang Mỹ là không đáng kể

Theo chuyên gia của Dragon Capital, các ngành nghề bị ảnh hưởng chủ yếu là hóa chất, tiêu dùng, thực phẩm và một số mặt hàng khác,…. Tuy nhiên, ổng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp ngành này chỉ chiếm khoảng 5,5% toàn bộ giá trị vốn hóa của VN-Index.

Chứng khoán giảm mạnh sau quyết định thuế đối ứng của Mỹ, nhà đầu tư nên làm gì? Thủ tướng chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam

Chứng khoán châu Á lao dốc sau thông báo thuế quan từ Mỹ

Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch 3/4, khi nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu do tác động từ các biện pháp thuế quan mới của Mỹ.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm với kỳ vọng Nhà Trắng có lập trường thương mại linh hoạt hơn Chứng khoán Mỹ chao đảo, Dow Jones giảm hơn 700 điểm sau báo cáo lạm phát nóng vượt dự đoán và lo ngại về thuế quan