Cổ phiếu của Petrolimex lần đầu trở lại giá "5x" sau 28 tháng

Thống kê sau phiên giao dịch 17/8, cổ phiếu PLX là mã có thành tích tăng trưởng 52,4% từ đầu năm 2024, đứng thứ 4 về khả năng sinh lời trong VN30. Đáng chú ý hơn, cổ phiếu của Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) đã có lần đầu tiên sau 28 tháng đóng cửa trên giá 50.000 đồng/cổ phiếu

Cổ phiếu của Petrolimex lần đầu trở lại giá

Lần đầu đóng cửa trên 50.000 đồng/cổ phiếu sau 28 tháng

Nhóm cổ phiếu VN30 đã dẫn dắt thị trường chứng khoán lấy lại đà tăng giá trong tuần giao dịch vừa qua (12-16/8). Bên cạnh MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động đang có sự hồi phục tốt nhất trong VN30, cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng đang có sự thể hiện ấn tượng không kém.

PLX đã có lần đầu tiên đóng cửa trên 50.000 đồng/cổ phiếu sau 28 tháng. Lần gần nhất PLX đóng cửa ở vùng giá này đã từ tháng 4/2022, thời điểm cả thị trường chứng khoán Việt Nam đã kết thúc một xu hướng tăng dài hạn.

Nếu quay lại từ tháng 5/2024 - thời điểm PLX có những sự chuyển mình, cổ phiếu đã có 3/4 tháng tăng giá trên 10% trong đó riêng tháng 5, PLX đã có mức tăng 19,33%.

Qua đó, tính từ đầu năm 2024, PLX đã đạt mức sinh lời 52,4%, đứng thứ 4 trong rổ VN30. 

Cổ phiếu của Petrolimex lần đầu trở lại giá "5x" sau 28 tháng
Cổ phiếu PLX đã tăng 52,4% từ đầu năm 2024

Ở góc độ kỹ thuật, PLX có thể sẽ sớm gặp phải những áp lực chốt lời trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu như áp lực bán không đáng kể, cổ phiếu vẫn đứng trước những cơ hội chinh phục vùng giá 60.000 đồng trong thời gian tới. Khi đó, vận động của PLX sẽ do thị trường quyết định dựa trên yếu tố tâm lý hoặc từ câu chuyện nội tại của doanh nghiệp.

Dự báo lợi nhuận PLX tăng trưởng gần 40% trong năm 2024

Quảng cáo

BCTC quý II/2024 cho thấy, sản lượng xuất bán ước tính của PLX không thay đổi so với cùng kỳ tuy nhiên doanh thu tăng 12,3% so với cùng kỳ nhờ đó giá dầu Brent trung bình tăng 9.4%.

Cùng với đó, biên lợi nhuận gộp của PLX trong quý II/2024 cũng cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ khi tỷ lệ sản lượng nhập về từ nước ngoài thấp hơn, hỗ trợ ổn định chi phí kinh doanh thực tế. Lợi nhuận ròng trong quý II cũng tăng 47,5% so với cùng kỳ và tăng 11,8% so với quý trước.

Tính chung, trong 6 tháng đầu năm, doanh thu của PLX tăng trưởng 11,8% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ và lợi nhuận ròng tăng trưởng tích cực 58,6%. Công ty đã hoàn thành kế hoạch doanh nghiệp đặt ra trong cả năm 2024.

Theo đánh giá của CTCK MBS, giá dầu sẽ không tăng đột biến trong nửa cuối năm 2024, từ đó ít gây áp lực trích lập giảm giá hàng tồn kho. Nếu xuất hiện các biến động liên tục vẫn có có thể khiến PLX chịu ảnh hưởng từ độ trễ của kỳ điều chỉnh.

Mặc dù vậy, MBS cho biết doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ việc Bộ Công Thương từ đầu tháng 7/2024 đã cho phép tăng chi phí định mức trong công thức giá cơ sở xăng dầu, từ đó có thể giúp các doanh nghiệp với khả năng kiểm soát tốt chi phí thực tế được hưởng lợi. Do cước vận tải dầu thành phẩm thực tế trên thế giới trong nửa đầu năm 2024 không tăng quá mạnh so với cùng kỳ, do đó nếu tiếp tục duy trì khả năng kiểm soát chi phí đầu vào, sẽ hưởng lợi từ việc tăng chi phí định mức trong công thức giá bán cơ sở này.

Cổ phiếu của Petrolimex lần đầu trở lại giá "5x" sau 28 tháng

Điều này sẽ phản ánh đầy đủ hơn vào lợi nhuận của doanh nghiệp kể từ năm 2025, theo đó dự phóng biên lợi nhuận gộp của PLX giai đoạn 2024-2025 có thể lần lượt đạt 6,1% và 6,5%. Lợi nhuận ròng tăng trưởng lần lượt 39,2% và 15,4% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, Dự thảo 3 Nghị định về Kinh doanh Xăng dầu cũng được kỳ vọng tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho các thương nhân đầu mối/ phân phối xăng dầu có khả năng kiểm soát chi phí tốt như PLX.

Được biết, dự thảo sẽ đưa ra 3 thay đổi đáng chú ý nhất là: (1) thay đổi công thức giá bán xăng dầu tối đa, (2) thay đổi cách điều chỉnh chi phí kinh doanh định mức (theo chỉ số giá tiêu dùng CPI, rà soát lại 3 năm 1 lần hoặc khi có biến động bất thường) và (3) không còn quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các thương nhân đầu mối.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Nhóm Cảng biển tạo điểm nhấn cho thị trường trước kỳ nghỉ lễ

Không khí giao dịch trước kỳ nghỉ lễ trở nên kém sôi động hơn. Dù vậy, thị trường vẫn có nhóm ngành Cảng biển và Logistics tạo điểm nhấn trong đó VSC đã lên mức cao nhất trong vòng 10 tháng trở lại đây.

Xu hướng thị trường giai đoạn trước và sau nghỉ lễ Thị trường phân hóa, NVL và HAG tăng đột biến

Chuyên gia VPBankS: “Ngân hàng, công nghệ, tài nguyên, bán lẻ có triển vọng tốt ngay cả khi ảnh hưởng bởi thuế quan”

Ông Đào Hồng Dương, Giám đốc Phân tích Ngành và Cổ phiếu, VPBankS cho biết, triển vọng tăng trưởng về lợi nhuận của ngân hàng, công nghệ, tài nguyên, bán lẻ tương đối tốt, ngay cả trong trường hợp thuế quan có ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam.

Bất ngờ đu sóng Anh trai vượt ngàn chông gai, Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn dù vừa ẵm trọn "cây thông" thị giá Công ty chứng khoán điểm tên nhiều cổ phiếu hấp dẫn, có thể “xuống tiền”

Công ty chứng khoán điểm tên nhiều cổ phiếu hấp dẫn, có thể “xuống tiền”

Theo chuyên gia Agriseco, sự điều chỉnh của thị trường đã khiến mặt bằng định giá nhiều cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn so với trước đây. Một số cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng có thể kể đến như ACB, BVH, GAS, PLX, SAB, VHM, VNM, VRE.

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng Sếp lớn tại Novaland bất ngờ xin từ chức

Xu hướng thị trường giai đoạn trước và sau nghỉ lễ

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có 3 phiên hồi phục sau khi ghi nhận thêm biến động mạnh. Dù vậy, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang tới gần, các chuyên gia đưa ra những dự báo về xu hướng thị trường.

Thị trường có 3/5 phiên hồi phục Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang