Sau giai đoạn uốn lượn như “rồng”, thị trường chứng khoán có “vươn mình” như một “chú rắn”?

"Tôi kỳ vọng thị trường Việt Nam sẽ được nâng hạng vào tháng 9. Do vậy, câu chuyện một chú rắn “vươn mình và tăng trưởng rất mạnh mẽ” phù hợp với kịch bản mà chúng tôi từng đưa ra", ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường VPBankS nói.

tran-hoang-son-01-1-.jpg
Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty CP Chứng khoán VPBank (VPBankS)

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty CP Chứng khoán VPBank (VPBankS) đã đưa ra những dự báo về thị trường năm 2025, dự báo thị trường trước và trong giai đoạn Mỹ tuyên bố các quốc gia bị đánh thuế.

Phóng viên: Ông có góc nhìn thế nào về chứng khoán năm 2025?

Ông Trần Hoàng Sơn: Trong năm 2024, thị trường là năm rồng và cũng uốn lượn lên xuống. Còn sang 2025, chúng ta đã nhìn thấy nhiều điểm sáng tích cực.

Thứ nhất, về kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng 8%. Ở những năm GDP tăng trưởng cao thì sẽ có các chính sách đồng hành như đẩy mạnh đầu tư công, tăng trưởng tín dụng. Đây là yếu tố hỗ trợ cho dòng tiền, thanh khoản cũng như các ngành nghề phục hồi.

Theo dự báo trước đây của chúng tôi, ngoài câu chuyện tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, chúng ta còn đón một số yếu tố tích cực như câu truyện nâng hạng. Dự kiến vào tháng 3, FTSE Russell sẽ đưa ra báo cáo cập nhật về Việt Nam.

Bản thân tôi kỳ vọng thị trường Việt Nam sẽ được nâng hạng vào tháng 9. Do vậy, câu chuyện một chú rắn “vươn mình và tăng trưởng rất mạnh mẽ” phù hợp với kịch bản mà chúng tôi từng đưa ra trong VPBankS Talk 04 tổ chức hồi tháng 12.

Trong kỳ hội thảo tháng 12, chúng tôi kỳ vọng năm 2025 là một năm kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao. Những lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán và đặc biệt bất động sản sẽ có cơ hội tăng giá, phục hồi rất tốt. Nếu tín dụng tăng từ 16 – 18% thì nhóm ngân hàng sẽ có dư địa rất tốt để tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận.

Thứ hai, nhóm ngành đầu tư công sẽ hưởng lợi từ xu hướng đẩy mạnh đầu tư công ngay từ đầu năm. Nhiều cổ phiếu đầu tư công trên sàn niêm yết cũng đã phản ánh tích cực trước tin tức này.

Đối với nhóm bất động sản, hiện nhiều cổ phiếu đang ở vùng đáy trong hai năm. Nếu tăng trưởng tín dụng được đẩy mạnh, khó khăn được tháo gỡ thì cổ phiếu nhóm này sẽ sớm có đà phục hồi trong năm 2025.

Quảng cáo

Phóng viên: Ông cho biết về vùng kháng cự trước khi chứng khoán có thể vươn mình trong năm 2025?

Ông Trần Hoàng Sơn: Trong giai đoạn đầu năm, chỉ số VN-Index có thể tiếp tục đà tăng và có những nhịp bật lên 1.300 điểm, chẳng hạn 1.310 điểm và hơn một chút. Nhưng sau đó, rất có thể VN-Index sẽ điều chỉnh trở lại bởi đến nay, dù có rất nhiều thông tin tích cực, nhiều nhóm ngành tăng trưởng tốt nhưng thanh khoản vẫn chưa thể đảm bảo giữ vững nhịp tăng mạnh.

Còn về yếu tố thông tin, nhà đầu tư cần chờ thêm những tin tức về tăng trưởng tín dụng hay kịch bản về nâng hạng. Do đó, giai đoạn tích cực nhất có thể là sau quý II, từ tháng 7 đến tháng 9, yếu tố nâng hạng sẽ kích hoạt và giúp chỉ số vượt qua ngưỡng 1.300 điểm một cách mạnh mẽ hơn.

Phóng viên: Từ nay đến ngày 1/4 (thời điểm công bố các quốc gia bị Mỹ đánh thuế), thị trường sẽ là giai đoạn bình yên trước cơn bão hay giai đoạn giằng co?

Ông Trần Hoàng Sơn: Từ nay đến ngày 1/4, có thể thị trường toàn cầu nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ bình yên. Chiến lược thương mại trong thời kỳ Trump 2.0 đã rõ ràng, những quốc gia mục tiêu bao gồm Mexico, Canada và Trung Quốc.

Ông Trump đã thực hiện áp thuế 25% với Mexico và Canada, nhưng đang hoãn lại trong một tháng. Yếu tố mà Mexico và Canada đang cần đàm phán liên quan đến người nhập cư, cũng như ngăn chặn luồng đi của fentanyl vào Mỹ.

Ngoài thương mại, việc áp thuế còn có yếu tố liên quan đến chính trị và xã hội. Về mặt chính trị, ông Trump áp thuế 10% với Trung Quốc (đã có hiệu lực) và muốn đàm phán về luồng fentanyl đang chảy vào Mỹ. Trong giai đoạn vừa qua, ông Trump cũng đã trục xuất nhiều người nhập cư bất hợp pháp từ Mexico, từ Canada.

Việt Nam đứng trong top 8 quốc gia có kim ngạch thương mại lớn nhất với Mỹ và top 4 có thặng dư thương mại lớn nhất của Mỹ. Nguyên nhân khiến Việt Nam chưa rơi vào tầm ngắm của ông Trump là do trong giai đoạn Trump 1.0, ông đã mạnh tay đánh thuế vào Trung Quốc và một số nước khác. Tuy nhiên, vì đánh thuế mạnh tay như vậy, Mỹ cần một lượng hàng hóa thay thế cho những hàng hóa đã chịu thuế. Việt Nam, Mexico và Đài Loan (Trung Quốc) đã hưởng lợi từ thời kỳ Trump 1.0.

Việc đánh thuế của ông Trump trong nhiệm kỳ thứ hai là đa mục đích, nhưng Mỹ vẫn cần lượng hàng hóa để nhập, đảm bảo mức độ cạnh tranh. Vì vậy, từ nay đến ngày 1/4, nếu ông Trump đánh thuế vào Mexico và Canada thì đây có thể là cơ hội của cho những quốc gia xuất khẩu khác vào Mỹ, bao gồm Việt Nam.

Lượng hàng hóa, đặc biệt là nông sản từ Mexico và Canada vào Mỹ hiện đang rất lớn. Mỹ đang thâm hụt ở những sản phẩm nông sản này. Nếu áp thuế chung 25% cho hàng hóa Mexico và Canada thì có lẽ nông sản của các quốc gia xuất khẩu vào Mỹ, trong đó bao gồm Việt Nam có thể hưởng lợi.

Ngoài ra, việc đánh thuế vào Mexico và Canada có thể ảnh hưởng tới một số ngành, lĩnh vực khác liên quan đến sản xuất ô tô. Sản xuất ô tô có thể chịu tác động lớn khi nhiều nhà sản xuất đang đặt nhà máy tại Mexico và Canada. Nếu chiến dịch áp thuế diễn ra một cách rõ ràng, giá ô tô nhập khẩu vào Mỹ có thể tăng từ 3.000 – 10.000 USD/xe. Ô tô sản xuất từ châu Âu nhập khẩu vào Mỹ cũng đối mặt với nguy cơ bị áp thuế từ 2,5 - 10%.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường không có rung lắc trong phiên đáo hạn phái sinh tháng 2

Dù có trạng thái tăng "gap up", sắc xanh của VN-Index vẫn được duy trì cho tới hết phiên giao dịch. Sự kiện đáo hạn phái sinh tháng 02/2025 hầu như không tạo ra ảnh hưởng rõ ràng lên thị trường.

Khối ngoại đảo chiều sau 12 phiên bán ròng, nhiều cổ phiếu thị trường tăng trần Khi nào khối ngoại dừng đà bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

Khi nào khối ngoại dừng đà bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

“Chừng nào FED chưa có dấu hiệu thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ một cách mạnh mẽ, dòng vốn ngoại vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại các thị trường cận biên như Việt Nam”, chuyên gia VNDRIECT dự báo.

Phiên 18/2: Khối ngoại tiếp chuỗi "xả hàng" 12 phiên liên tiếp, ngược chiều gom hơn trăm tỷ một mã chứng khoán Khối ngoại đảo chiều sau 12 phiên bán ròng, nhiều cổ phiếu thị trường tăng trần

Sau giai đoạn uốn lượn như “rồng”, thị trường chứng khoán có “vươn mình” như một “chú rắn”?

"Tôi kỳ vọng thị trường Việt Nam sẽ được nâng hạng vào tháng 9. Do vậy, câu chuyện một chú rắn “vươn mình và tăng trưởng rất mạnh mẽ” phù hợp với kịch bản mà chúng tôi từng đưa ra", ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường VPBankS nói.

Trái chiều dự báo diễn biến thị trường chứng khoán Phiên 18/2: Khối ngoại tiếp chuỗi "xả hàng" 12 phiên liên tiếp, ngược chiều gom hơn trăm tỷ một mã chứng khoán

Khối ngoại bán ròng gần 14.000 tỷ đồng sau hơn nửa tháng đầu năm

Tính từ đầu năm đến hết phiên ngày 17/2, khối ngoại đã bán ròng xấp xỉ 13.600 tỷ đồng. Trước đó, năm 2024, khối ngoại từng bán ròng gần 94.450 tỷ đồng, vượt qua mức bán ròng kỷ lục trong lịch sử ghi nhận vào năm 2021.

Trái chiều dự báo diễn biến thị trường chứng khoán Mối lo thuế quan "hạ nhiệt", thị trường chứng khoán châu Á "đổi chiều"