Reuters: UAE mua mạnh dầu từ Nga

Nga đã không ngừng bán dầu thô và các sản phẩm liên quan ở mức giá thấp hơn sau khi phải chịu các biện pháp trừng phạt của quốc tế liên quan đến căng thẳng Nga – Ukraine.

Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ

Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã không ngừng mua thêm dầu thô của Nga, theo số liệu theo dõi về hoạt động vận tải và đầu tư. Đây là ví dụ cho thấy các biện pháp trừng phạt của phương Tây với Nga đã gây ảnh hưởng đến dòng chảy năng lượng thế giới như thế nào.

Nga đã không ngừng bán dầu thô và các sản phẩm liên quan ở mức giá thấp hơn sau khi phải chịu các biện pháp trừng phạt của quốc tế liên quan đến căng thẳng Nga – Ukraine.

Việc Nga bán thêm nhiều dầu sang UAE cho thấy sự hợp tác tăng dần giữa Nga và các nước vùng Vịnh ví như Saudi Arabia và UAE. Các nước thuộc khu vực vùng Vịnh cho đến nay đã phản bác những nỗ lực từ phía Mỹ liên quan đến Nga, đồng thời vẫn sản xuất thêm dầu sau khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Nga được áp dụng.

Hiện chưa rõ bắt đầu từ khi nào UAE bắt đầu nhập khẩu dầu của Nga, tuy nhiên theo dữ liệu của các bên vận chuyển, khối lượng dầu mà UAE mua từ Nga bắt đầu tăng từ sau tháng 2/2022.

Ước tính từ tháng 11/2022 đến nay, khoảng 1,5 triệu thùng dầu Nga đã được bán sang UAE, một trong những nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Khối lượng vận chuyển dầu đã tăng dần tính từ đầu năm 2022.

Còn theo số liệu của công ty dữ liệu năng lượng Kpler, lô dầu thô Nga đầu tiên đến UAE là vào năm 2019, tuy nhiên sau đó khối lượng vận chuyển tăng dần tính từ tháng 4/2022, trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 10/2022 cũng đã có những sự gián đoạn.

Saudi Arabia đã nhập khẩu lượng nhiên liệu khá lớn từ Nga để sử dụng tại các nhà máy điện của nước này, cùng lúc đó dành thêm dầu phục vụ cho mục đích xuất khẩu. Trước đây, theo các phương tiện truyền thông từng đưa tin, UAE mới chỉ nhận một lô dầu từ Nga.

Trung Quốc, Ấn Độ và vài nước châu Phi cũng như Trung Đông đã không ngừng tăng cường nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm năng lượng của Nga, cùng lúc đó nhiều nước đã cấm hoặc không khuyến khích các hoạt động mua vào như vậy.

Quảng cáo

UAE đã không ngừng duy trì hợp tác với Nga trong liên minh các nước sản xuất dầu toàn cầu được biết đến với cái tên OPEC+.

Theo số liệu của Reuters dẫn nguồn từ Eikon, dầu thô của Nga đến với nhà máy lọc dầu của UAE vào tháng 11/2022.

Lô dầu Urals của Nga, theo các dữ liệu vận tải, đã đến trung tâm dầu Fujairah vào đầu tháng này.

Khi mà đại dịch COVID-19 gây căng thẳng trên toàn cầu năm 2022, giám đốc điều hành của BP Plc – ông Bernard Looney từng đưa ra một dự báo gây sốc: ông tin rằng nhu cầu dầu sẽ không bao giờ trở lại ngưỡng trước đại dịch COVID-19. Tuy nhiên gần đây, ông đã phải thay đổi quan điểm của mình.

Sau khi thông báo những kế hoạch tham vọng liên quan đến việc cắt giảm khí thải, BP – một trong những doanh nghiệp sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới, hiện đang rót thêm tiền vào nhiên liệu hóa thạch.

Tiêu thụ dầu đang hướng đến ngưỡng kỷ lục trong năm nay, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) chuyên tư vấn cho các nền kinh tế lớn. Nguồn cung dầu, chịu ảnh hưởng bởi căng thẳng Nga – Ukraine, sự chững lại của hoạt động khai thác dầu đá phiến Mỹ và việc thiếu đầu tư trong sản xuất năng lượng, đã không thể bù đắp được lượng cung cầu thiếu hụt.

Việc dự báo về nhu cầu dầu phải thay đổi vì yếu tố Trung Quốc: nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới hiện đang mua gom dầu sau khi đảo ngược chính sách không COVID-19 khắc nghiệt nhất thế giới.

Trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, việc nhu cầu tăng cao đã khiến cho hàng loạt tổ chức tài chính từ Goldman Sachs cho đến tập đoàn Vitol dự báo về khả năng giá dầu sẽ tăng lên mức 100USD/thùng.

“Nhu cầu từ Trung Quốc đang lên cao”, CEO của Saudi Aramco – ông Amin Nasser nhấn mạnh trong nghiên cứu công bố ngày 1/3/2023.

Trong nửa sau năm nay, các chuyên gia phân tích nhận định thị trường dầu sẽ đương đầu với tình trạng thiếu hụt nguồn cung, kịch bản này đã được các nhà lãnh đạo ngành nhắc đến trong hội nghị về năng lượng thường niên mới đây do S&P Global tổ chức.

Tình trạng thiếu dầu tiềm năng cho thấy rằng ngay cả khi thế giới đang nói nhiều hơn đến các nguồn năng lượng sạch hơn, nhu cầu đối với dầu vẫn cao. Dù tình trạng hạn chế nguồn cung mang đến nguồn thu tốt cho các doanh nghiệp sản xuất dầu và nhà đầu tư, nó đang gây tổn hại đến người tiêu dùng và nỗ lực kiềm chế lạm phát của các ngân hàng trung ương.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Tình thế khó xử của FED

Hai quan chức Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), được cho là đại diện cho hai quan điểm trái ngược trong chính sách tiền tệ, cho biết hôm 2/1 rằng, họ sẽ cần theo dõi tác động của các chính sách từ chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với lạm phát để

Thị trường vàng “lặng sóng” trước thềm cuộc họp của Fed FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Lạm phát của Mỹ tăng mạnh nhất 8 tháng

Theo số liệu mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố, lạm phát tại nước này trong tháng 12/2024 đã tăng mạnh nhất tám tháng qua khi chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ.

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Mỹ áp thuế hàng nhập từ Canada, Mexico và Trung Quốc; DeepSeek tạo "cơn địa chấn" trên thị trường công nghệ toàn cầu; Fed giữ nguyên lãi suất... là những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025 10 sự kiện chứng khoán năm 2024

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua