Quỹ ngoại mua 60,8 triệu cổ phiếu SBT của “công chúa mía đường”, Dragon Capital trở lại làm cổ đông lớn tại PVS

Quỹ đầu tư có trụ sở tại Singapore Legendary Venture Fund 1 công bố đã mua thêm tổng cộng 60,8 triệu cổ phiếu SBT để nâng tổng sở hữu lên 116,3 triệu đơn vị, tương đương 15,71% vốn điều lệ TTC AgriS.

sell.jpg

Legendary Venture Fund 1 mua 60,8 triệu cổ phiếu SBT

Legendary Venture Fund 1 - một quỹ đầu tư nước ngoài, trụ sở tại Singapore - đã gửi báo cáo đến Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) thông báo việc đã mua vào tổng cộng 60,8 triệu cổ phiếu SBT của Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS).

Theo đó, vào ngày 19/7, quỹ ngoại này đã mua 32,45 triệu cổ phiếu SBT và đến ngày 22/7 tiếp tục gom thêm 28,35 triệu cổ phiếu. Sau giao dịch, Legendary Venture Fund 1 nâng sở hữu tại TTC AgriS lên 116,3 triệu cổ phiếu SBT, tương đương 15,71% vốn điều lệ.

Thống kê giao dịch cho thấy, trong hai phiên ngày 19/7 và ngày 22/7 cổ phiếu SBT có khối lượng thỏa thuận bằng đúng lượng cổ phiếu trên với giá trị lần lượt là 405,6 tỷ đồng và 354,4 tỷ đồng, khả năng cao đây là giao dịch mua vào của quỹ ngoại trên. Như vậy, Quỹ Legendary Venture Fund 1 có thể đã chi ra 760 tỷ đồng để mua 60,8 triệu cổ phiếu SBT (trung bình 12.500 đồng/cổ phiếu), đều thấp hơn so với giá đóng cửa phiên ngày 19/7 của cổ phiếu SBT là 12.950 đồng/cổ phiếu và phiên ngày 22/7 là 13.300 đồng/cổ phiếu.

Động thái mua vào cổ phiếu SBT diễn ra trong thời gian bà Đặng Huỳnh Ức My, tân Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của TTC AgriS, thường được gọi là “công chúa mía đường” muốn thoái vốn. Trước đó, bà My đăng ký bán 70 triệu cổ phiếu SBT từ ngày 12/7 đến ngày 10/8, dự kiến hạ sở hữu về 75 triệu cổ phiếu (9,8% vốn).

Ngoài ra, một lãnh đạo khác của SBT là bà Đoàn Vũ Uyên Duyên, Phó Tổng Giám đốc cũng đăng ký bán toàn bộ 8,2 triệu cổ phiếu, tương ứng với 1,07% vốn. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 25/7 đến ngày 23/8.

Theo TTC AgriS giải thích, động thái bán ra cổ phiếu của các lãnh đạo công ty là nhằm thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất - kinh doanh, củng cố vị thế trên thị trường quốc tế. Bên mua là một quỹ đầu tư nước ngoài có trụ sở tại Singapore. Hai bên đã có quá trình đàm phán và hợp tác lâu dài trước khi quyết định đầu tư được đưa ra.

Dragon Capital trở lại làm cổ đông lớn của PVS

Nhóm Quỹ Dragon Capital thông báo đã mua 200.000 cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) thông qua quỹ thành viên Amersham Industries Limited, nâng sở hữu từ 23,88 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,99%) lên 24,08 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 5,03%). Với tỷ lệ sở hữu mới này, nhóm quỹ ngoại đã chính thức trở thành cổ đông lớn của PTSC.

Giao dịch được thực hiện trong phiên giao dịch ngày 16/7. Tạm tính theo giá đóng cửa của cổ phiếu PVS phiên diễn ra giao dịch là 43.000 đồng/cổ phiếu, ước tính Dragon Capital có thể đã chi ra khoảng 8,6 tỷ đồng để mua số cổ phiếu trên.

Tính theo lượng cổ phiếu nắm giữ tại ngày 18/1/2024 là hơn 28,13 triệu đơn vị, nhóm Quỹ Dragon Capital đã bán ròng tổng cộng gần 4,05 triệu cổ phiếu PVS trong vòng nửa năm vừa qua, hạ tỷ lệ sở hữu từ 5,88% xuống mức hiện tại.

2 cổ đông lớn mua gần 29 triệu cổ phiếu KDH

Hai cổ đông lớn của Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền là Công ty CP Đầu tư Tiên Lộc và Vietnam Investment Limited vừa báo cáo mua vào hàng chục triệu cổ phiếu KDH.

Cụ thể, ngày 24/7, Công ty CP Đầu tư Tiên Lộc đã mua 17,6 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu tại KDH từ 10,83% (gần 87 triệu cổ phiếu) lên 13,03% (hơn 104 triệu cổ phiếu). Một ngày sau đó, Vietnam Investment Limited cũng mua 11 triệu cổ phiếu KDH, qua đó sở hữu 1,38% vốn điều lệ của Nhà Khang Điền.

Đây là 2 trong số 20 nhà đầu tư đã thực hiện mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ của Nhà Khang Điền, nằm trong phương án được ĐHĐCĐ thông qua. Trong số 20 nhà đầu tư này còn một số cái tên lớn như Chứng khoán Rồng Việt, Chứng khoán Vietcap cùng với 8 quỹ ngoại của Dragon Capital (trong đó, Vietnam Investment Limited là nhà đầu tư mua nhiều nhất với 11 triệu cổ phiếu).

Quảng cáo

Trước đó, Khang Điền đã thông qua phương án phát hành hơn 110 triệu cổ phiếu cho 20 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với giá 27.250 đồng/cổ phiếu. Mức giá này thấp hơn 24% thị giá phiên ngày 24/7 (36.000 đồng/cổ phiếu). Cổ phiếu từ đợt phát hành sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

CEO TCO Holdings đăng ký mua 3,5 triệu cổ phiếu TCO

Ông Bùi Lê Quốc Bảo, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP TCO Holdings (mã TCO), đăng ký mua 3,5 triệu cổ phiếu TCO. Nếu giao dịch thành công, CEO TCO Holdings sẽ nâng sở hữu tại công ty lên 4,2 triệu cổ phiếu, tương ứng với 22,5% vốn.

Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 31/7 đến ngày 25/8. Chiếu theo giá 13.600 đồng/cổ phiếu kết phiên 26/7, ông Bảo sẽ phải chi ra gần 48 tỷ đồng để thực hiện mua vào. Đây cũng là vùng giá cao nhất của cổ phiếu này kể từ đầu năm (gấp rưỡi đầu năm) và xấp xỉ vùng đỉnh gần nhất lập vào tháng 9/2023.

Hiện danh sách cổ đông lớn tại TCO Holdings chỉ bao gồm ông Nguyễn Hoàng Nam với 2,8 triệu cổ phiếu, tương ứng với gần 15% vốn. Như vậy, nếu giao dịch thành công, CEO Quốc Bảo sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của TCO Holdings.

Trước đó trong 2 năm 2022 - 2023, TCO chứng kiến đà thoái vốn liên tục của loạt cổ đông lớn gồm ông Đàm Mạnh Cường, ông Nguyễn Duy Dinh, bà Phạm Duy Như Quỳnh.

Đầu tư và Vận tải Hải Hà đã mua 1 triệu cổ phiếu HAH

Công ty CP Đầu tư và Vận tải Hải Hà công bố đã mua 1 triệu cổ phiếu HAH của Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An, nâng sở hữu từ 18,89 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 15,57%) lên 19,89 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 16,39%).

Giao dịch được thực hiện vào ngày 24/7. Trong phiên giao dịch này, cổ phiếu HAH không ghi nhận giao dịch thỏa thuận. Tạm tính theo giá đóng cửa là 42.300 đồng/cổ phiếu trong phiên diễn ra giao dịch, ước tính Đầu tư và Vận tải Hải Hà có thể chi ra khoảng 42 tỷ đồng để mua số cổ phiếu trên.

Trước đó, Đầu tư và Vận tải Hải Hà đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu HAH trong thời gian từ ngày 23/7 đến ngày 21/8 để tăng đầu tư. Như vậy, sau một ngày đăng ký, cổ đông này đã mua vào 1 triệu cổ phiếu HAH.

Về mối quan hệ, ông Vũ Thanh Hải đang là Chủ tịch HĐQT Vận tải và Xếp dỡ Hải An đồng thời là Thành viên HĐQT Đầu tư và Vận tải Hải Hà. Cá nhân ông Hải đang nắm giữ 279.363 cổ phiếu HAH, chiếm tỷ lệ 0,23% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty.

Thị giá cổ phiếu NTL tăng đôi đầu năm, lãnh đạo Lideco và người nhà đồng loạt thoái vốn

Ông Lê Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Đô thị Từ Liêm (Lideco, mã NTL) đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu NTL từ ngày 24/7 đến ngày 22/8.

Nếu giao dịch thành công, ông Tuấn sẽ hạ sở hữu từ 6,1 triệu cổ phiếu (5% vốn) xuống 4,1 triệu cổ phiếu (3,4% vốn) và không còn là cổ đông lớn. Tạm chiếu theo giá 26.300 đồng/cổ phiếu kết phiên ngày 26/7, lượng cổ phiếu trên trị giá khoảng 52,8 tỷ đồng.

Cùng chiều bán ra, ông Nguyễn Văn Kha, bố của ông Nguyễn Hồng Khiêm, Thành viên HĐQT Lideco cũng đăng bán toàn bộ 2,95 triệu cổ phiếu, tương ứng với 4,8% vốn trong thời gian từ ngày 3/7 đến ngày 1/8.

Trước đó, bà Nguyễn Thị Mai, mẹ của Tổng Giám đốc Đinh Đức Tiệp đã bán 1 triệu cổ phiếu NTL từ ngày 17/7 đến ngày 24/7, hạ sở hữu từ 5,9 triệu cổ phiếu (4,8% vốn) về 4,9 triệu cổ phiếu (4% vốn). Trong khi đó, ông Tiệp không sở hữu cổ phiếu.

Động thái thoái vốn của lãnh đạo và người liên quan tại Lideco diễn ra khi thị giá NTL liên tiếp vượt đỉnh. Thị giá kết phiên ngày 26/7 đã tăng gấp đôi so với đầu năm.

Ở chiều ngược lại, ông Lê Anh Tuấn, Thành viên HĐQT độc lập, đăng ký mua 200.000 cổ phiếu (tương đương 0,16% vốn) để đầu tư. Trước giao dịch Lê Anh Tuấn không sở hữu cổ phiếu NTL.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Sắc đỏ bảo trùm, thị trường lại đánh mất xu hướng tăng ngắn hạn

Dù có một số cổ phiếu lớn tăng đột biến nhưng thị trường tiếp tục giảm điểm. Đóng cửa phiên, chỉ số VN-Index đã một lần nữa lùi xuống dưới đường MA20.

Thị trường bị dồn nén trong tuần đáo hạn phái sinh tháng 10/2024 "Nhàm chán" với câu chuyện vượt 1.300 điểm, thị trường cần tìm động lực mới

Thị trường bị dồn nén trong tuần đáo hạn phái sinh tháng 10/2024

Tuần giao dịch có sự kiện đáo hạn phái sinh khép lại với trạng thái giảm điểm nhẹ của thị trường chung. Mốc 1.300 điểm vẫn là chướng ngại lớn dù chỉ số VN-Index đã ở rất gần.

Có các mã Ngân hàng lập kỷ lục giá trong phiên, thị trường vẫn chưa hết ảm đạm Chứng khoán HSC tiến gần hơn đến tham vọng cho vay 20.000 tỷ đồng

"Nhàm chán" với câu chuyện vượt 1.300 điểm, thị trường cần tìm động lực mới

Thị trường chứng khoán liên tục bị dồn nén và thiếu đi sự hào hứng trước mốc 1.300 điểm. Các chuyên gia đã đưa ra quan điểm về vận động thị trường khi xuất hiện tâm lý nhàm chán trong một bộ phận nhà đầu tư.

Quý III, lợi nhuận sau thuế DNSE tăng 10% so với cùng kỳ Giải mã nguyên nhân VN-Index vẫn “dậm chân tại chỗ”, duy trì quanh ngưỡng 1.200 điểm suốt 2 thập kỷ

Chứng khoán HSC tiến gần hơn đến tham vọng cho vay 20.000 tỷ đồng

Một trong những mục tiêu lớn trong năm 2024 của CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) là đạt dư nợ cho vay 18.000-20.000 tỷ đồng. Sau quý III/2024, Công ty đã đạt được mục tiêu đề ra và áp sát gần hơn mốc 20.000 tỷ đồng.

Quý III/2024, Vietcap vs HSC có tăng trưởng thị phần môi giới tốt nhất trên HOSE Cổ phiếu HCM tiệm cận đỉnh thời đại sau thông báo triệu tập họp bàn tăng vốn

Có các mã Ngân hàng lập kỷ lục giá trong phiên, thị trường vẫn chưa hết ảm đạm

Thị trường ghi nhận một số mã như ACB, MBB có giá kỷ lục trong khi STB cũng tiệm cận đỉnh thời đại trong phiên. Tuy nhiên, trạng thái giao dịch chung vẫn khả ảm đạm.

Thị trường đóng cửa ở vùng nhạy cảm trước phiên đáo hạn phái sinh Phiên đáo hạn phái sinh, niềm tin vào thị trường có thời điểm bị lung lay

Quý thứ 7 liên tiếp tăng trưởng, dư nợ của Chứng khoán TCBS chính thức vượt 1 tỷ USD

Với vị thế cho vay chứng khoán lớn nhất thị trường, CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) tiếp tục mở rộng dư nợ sang quý thứ 7 liên tiếp và đã vượt qua mốc 1 tỷ USD sau quý III/2024.

Chứng khoán TCBS thu hơn 1.200 tỷ đồng lãi từ dư nợ margin gần 1 tỷ USD nửa đầu 2024 TCBS điều chỉnh phương án phát hành tăng vốn điều lệ lên hơn 19.600 tỷ đồng