Quốc gia sản xuất lớn nhất mất hàng triệu tấn lúa mì ngay trước thu hoạch, giá toàn cầu có nguy cơ bị ảnh hưởng

Mưa kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa mì của Trung Quốc, khiến cây trồng vị nhiễm bệnh bạc lá, gây hiện tượng nảy mầm trước khi thu hoạch.

Quốc gia sản xuất lớn nhất mất hàng triệu tấn lúa mì ngay trước thu hoạch, giá toàn cầu có nguy cơ bị ảnh hưởng

Mưa liên tục và độ ẩm cao tại các vùng sản xuất lúa mùa của Trung Quốc đã khiến một lượng lớn cây trồng bị cháy lá hoặc nảy mầm trước thu hoạch, đe dọa năng suất cây trồng ở quốc gia sản xuất và tiêu thụ lớn nhất thế giới.

Theo ước tính của 1 nhà phân tích nông nghiệp, hàng triệu tấn lúa mì chưa thu hoạch đã bị ảnh hưởng bởi lượng mưa lớn bất thường ở tỉnh Hà Nam (miền Nam Trung Quốc) - nơi chiếm 1/4 sản lượng lúa mì của Trung Quốc.

Thiệt hại từ đợt lũ trước thu hoạch, bắt đầu tư 26/5, kéo dài sang tuần này đã khiến tỉnh Hà Nam thành lập quỹ khẩn cấp trị giá 28,3 triệu USD hôm 31/5 để giúp đỡ người nông dân.

Động thái này được đưa ra khi Bắc Kinh phát đi thông điệp cần đảm bảo sản xuất đủ lượng thực và gần đây cảnh báo các lãnh đạo tỉnh rằng họ phải “gánh vác trách nhiệm về an ninh lương thực”.

Nông dân tại Hà Nam, cũng như các vùng trồng lúa mì khác như An Huy, Hồ Bắc và một phần Thiểm Tây đã chứng kiến lúa mì bị nảy mầm trước khi thu hoạch. Lúa mì cũng đã nhiễm bệnh bạc lá, khiến nguy cơ nhiễm độc cao hơn và hạn chế trong việc sử dụng sau này.

Hình ảnh về các đồng lúa mì bị ảnh hưởng đã lan truyền rộng rãi trên mạng và các phương tiện truyền thông địa phương trong khi nông dân than phiền về năng suất giảm sút và thiệt hại tài chính.

Quảng cáo

Chính quyền Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực trong những năm gần đây để đảm bảo an ninh lương thực cho 1,4 tỷ dân, đặc biệt trong bối cảnh bất ổn toàn cầu ảnh hưởng đến nhập khẩu. Theo số liệu chính thức, Trung Quốc đã sản xuất hơn 137,7 triệu tấn lúa mì vào năm ngoái.

Ma Wengfeng, nhà phân tích cao cấp của Công ty Tư vấn Kinh doanh Nông nghiệp Phương Đông Bắc Kinh cho biết: “Ít nhất 20 triệu tấn lúa mì đã bị ảnh hưởng” bởi trận mưa gần đây, đồng thời cho biết thêm các loại cây trồng bị hư hại “sẽ bị các công ty chế biến thực phẩm từ chối và có thể trở thành thức ăn chăn nuôi”.

f33fb522f166d81d463b45586284151a-1249.jpg

“Hiện tượng tương tự thường diễn ra 3-4 năm một lần nhưng phạm vi bị ảnh hưởng lớn như lần này là rất hiếm”, ông nói. Ông cho biết thiệt hại này có thể khiến giá lúa mì tăng khi các kho dự trữ ngũ cốc đang thực hiện các giao dịch mua lớn để đảm bảo dự trữ trong bối cảnh Bắc Kinh thúc đẩy an ninh lương thực.

“Giá trong nước sẽ tăng và có thể là cả giá toàn cầu”, ông nói. Giá lúa mì ở Trung Quốc đã giảm trong năm qua do triển vọng nguồn cung tốt và nhập khẩu tăng.

Hà Nam, nhà cung cấp hạt giống lúa mì hàng đầu của Trung Quốc, đã triển khai 10 biện pháp khẩn cấp, bao gồm điều động hơn 30.000 máy gặt đập liên hợp và hơn 4.600 máy sấy ngũ cốc để hạn chế thiệt hại, báo chí địa phương đưa tin.

“Lúa mì bị nảy mầm trước khi thu hoạch sẽ không bán được với giá tốt, cũng như không thể sử dụng cho nhu cầu hàng ngày. Ngoài ra, sản lượng tổng thể có thể giảm 1/3”, một cán bộ thôn ở Zhongmou của Hà Nam chia sẻ.

Tại các khu vực của tỉnh Thiểm Tây ở phía tây bắc Trung Quốc, mưa bắt đầu từ giữa tuần trước và chưa chấm dứt cho đến cuối tuần này. “Thời tiết ẩm ướt trong những ngày tới rất có thể làm gia tăng bệnh đạo ôn, bạc lá. Sản xuất và chất lượng lúa mì đang bị đe dọa”, Li Hualong, kỹ sư cao cấp của Cục Khí tượng Thiểm Tây nói với Cnwset.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?