Phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp, VN-Index còn cách mốc 1.300 điểm hơn 20 điểm

VN-Index vừa có sự hòa nhập với sắc xanh của khu vực vừa có phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp. Bức tranh thị trường vẫn là sự phân hóa với dòng tiền đang tìm cách len lỏi tới một số cổ phiếu.

Phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp, VN-Index còn cách mốc 1.300 điểm hơn 20 điểm

Định vị thị trường

Sự hứng khởi đầu tuần giao dịch của chứng khoán châu Á đã tiếp sức cho VN-Index có phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp. Mức tăng của các chỉ số KOSPI (+0,64%), HSI (+0,42%), NIKKEI 225 (+0,73%), TWSE (+0,06%) cũng tương đồng với VN-Index.

Chỉ số tăng 0,35% lên 1.277,58 điểm và đang dần thu hẹp khoảng cách với mốc 1.300 điểm.

Chất xúc tác

HOSE đánh dấu phiên thứ 4 liên tiếp có sự gia tăng về thanh khoản và duy trì trên mức bình quân 20 phiên. So với với phiên thứ Sáu tuần trước, khớp lệnh tăng 15% lên 957 triệu đơn vị.

Đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài vào giao dịch 2 chiều chỉ ở dưới 8% dù khối này bán ròng 820 tỷ đồng. Các mã VHM (-205 tỷ đồng), VNM (-153 tỷ đồng), MWG (-106 tỷ đồng), VPB (-90,5 tỷ đồng) bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất. Trong khi đó, DBC (+165 tỷ đồng) là mã được mua nhiều nhất.

Quảng cáo

Điều này cho thấy, tâm lý của dòng tiền nội vẫn duy trì sự tích cực đã thể hiện trong tuần trước. Hiện các biển số lãi suất và tỷ giá đang có những phản ứng thuận lợi hơn cho thị trường. Lãi suất liên ngân hàng tại các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần đang ở trên 4%. Trong khi đó, tỷ giá tự do đã giảm về quanh 25.700 VND/USD.

Vận động thị trường

Mặc dù thanh khoản tiếp tục cải thiện nhưng vận động của thị trường lại không thể hiện sự quyết liệt. Các cổ phiếu có vai trò định hướng như Ngân hàng chỉ được các mã HDB (+2,3%), VPB (+2,1%), EIB (+4,2%) có lực cầu mua lên rõ ràng. Trong khi đó, các mã như CTG (+0,8%), MBB (+0,8%), BID (+0,5%), VCB (+0,1%) lại chỉ tăng vừa phải.

Cổ phiếu kém điểm mạnh nhất cho VN30 lẫn VN-Index là BCM (+7%) sau khi có quyết định giảm tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC giảm từ 95,44% vốn điều lệ xuống mức nắm giữ trên 65% vốn điều lệ đến hết năm 2025.

BCM cũng giúp cho một số mã Khu Công nghiệp như IJC (+4,1%), SIP (+1,9%), SZL (+1,7%), ITA (+1,7%), SZC (+1%) tăng theo nhưng lực mua lên cũng chưa đủ mạnh mẽ.

Trên cả HOSE, các điểm sáng giao dịch vẫn xuất hiện nhưng không hề dễ dàng cho nhà đầu tư lướt sóng có thể mua "trúng" mã cổ phiếu. Các mã tăng mạnh như HDG (+6,83%), VSC (+4,43%), TCM (+6,11%), MIG (+6,98%) chỉ đan xen giữa hàng loạt cổ phiếu giao dịch giằng co như TCH (0%), DIG (-0,68%), PVD (-0,96%), VND (-0,91%), HSG (+0,46%), VHC (+0,4%)…

Cũng không thể loại trừ, các cổ phiếu kể trên đã xuất hiện lực bán chốt lời ngắn hạn. Trường hợp điển hình nhất là TCH đã quay lại tham chiếu sau khi có thời điểm rướn qua mốc 20.000 đồng/cổ phiếu. Tính đến phiên 20/5, thành tích tăng giá của TCH đã đạt 44% trong khi đó trong năm 2023, TCH cũng tăng trưởng hơn 100%.

Nhìn chung, thị trường đang đan xen những vận động sôi động và dòng tiền vẫn tiếp tục len lỏi tìm kiếm các cơ hội. Chỉ số VN-Index tăng 4,47 điểm lên 1.277,58 điểm (+0,35%). Thanh khoản đạt 1,16 tỷ đơn vị, tương đương 27.610 tỷ đồng.

Trong khi đó, HNX-Index tăng 0,42% lên 242,56 điểm, thanh khoản đạt 109,39 triệu đơn vị, tương đương 2.120 tỷ đồng. Còn UPCoM-Index tăng 0,49% lên 93,53 điểm, thanh khoản đạt 68,68 triệu đơn vị, tương đương 1.283 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Xu hướng thị trường giai đoạn trước và sau nghỉ lễ

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có 3 phiên hồi phục sau khi ghi nhận thêm biến động mạnh. Dù vậy, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang tới gần, các chuyên gia đưa ra những dự báo về xu hướng thị trường.

Thị trường có 3/5 phiên hồi phục Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang

Tiếp tục hồi phục nhưng thị trường đã có sự phân hóa

Phiên hồi phục thứ 2 cũng với biên độ hơn 1% tiếp tục được ghi nhận. Dù đã xuất hiện thông tin chính thức về KRX nhưng các cổ phiếu đã tăng không đồng đều trên thị trường, thay vào đó là hiện tượng phân hóa trong vận động.

Kịch tính kiểm định đáy 2, thị trường đã có lúc giảm 70 điểm Sau phiên "rút chân", thị trường tiếp tục hồi phục

Lợi nhuận quý I/2025 tăng đột biến nhờ tự doanh, Chứng khoán CTS chia cổ tức 43% bằng cổ phiếu

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán Công thương (CTS), ban lãnh đạo công ty cho biết, chiến lược tự doanh chủ động đã giúp lợi nhuận đột biến trong quý I/2025. Công ty dự kiến trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 43% bằng cổ phiếu.

Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025 Chứng khoán MBS mở rộng dư nợ thêm hơn 1.000 tỷ đồng