Phiên bùng nổ chưa phải đáp án "cuối" cho thị trường

Thị trường đã trải qua một tuần đi ngang và giảm điểm nhẹ kể từ sau phiên bùng nổ. Các chuyên gia đưa ra những lý giải về trạng thái thị trường và dự báo về xu hướng tiếp theo.

Phiên bùng nổ chưa phải đáp án

Thị trường đối diện rủi ro giảm trở lại dù đã có phiên bùng nổ

Ông Trần Trương Mạnh Hiếu, Trưởng Phòng phân tích Chiến lược CTCK KIS Việt Nam đánh giá tâm lý của nhà đầu tư kể từ sau phiên bứt phá vẫn đang có phần thận trọng khi biến động trong một vùng biên độ hẹp.

Đây có thể được xem là giai đoạn tích lũy của thị trường nên một tín hiệu bứt phá tiếp theo là điều cần thiết để xác nhận cho giai đoạn tới. Nếu điều chỉnh xuống dưới 1.260 điểm, chỉ số có thể bước vào giai đoạn điều chỉnh.

Ông Trần Trương Mạnh Hiếu

Trưởng Phòng phân tích Chiến lược CTCK KIS Việt Nam

Trong khi đó, nếu vượt được 1.275 điểm, xu hướng tăng sẽ được xác nhận. Nếu xu hướng tăng hình thành, ngưỡng 1.300 điểm sẽ là kháng cự mạnh tiếp theo. Nếu vượt được cả ngưỡng này, chỉ số sẽ tăng nhanh và mạnh lên những ngưỡng cao hơn. Xác suất chỉ số hình thành xu hướng tăng sẽ cao hơn so với xu hướng điều chỉnh.

Còn ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh TPHCM của Công ty Chứng khoán DSC đưa ra quan điểm riêng về phiên bùng nổ (05/12). Nguyên nhân xuất hiện phiên bùng nổ là do tâm lý mất kiên nhẫn của dòng tiền đứng ngoài, khi các thị trường trên thế giới cũng như nhiều lớp tài sản tăng mạnh. Thanh khoản sau đó lại lịm dần cho thấy tiền mới không cuốn vào thêm.

Khi phiên bùng nổ chưa phải đáp án cuối cho thị trường
Tuần đi ngang và giảm nhẹ của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong ngắn hạn, chưa có yếu tố về mặt “dòng tiền” để kích thanh khoản mặc dù thông tin tích cực là rất nhiều.

Tuần mới, thị trường khả năng tiếp tục ảm đạm và phụ thuộc nhiều vào diễn biến thị trường chứng khoán thế giới cũng như khối ngoại. Chúng ta thấy cung hiện tại không quá áp lực vì không tìm được lý do để bán quyết liệt khi bối cảnh đang ổn. Tuy nhiên nếu thị trường thế giới cũng như các yếu tố khác của liên thị trường xấu đi, khả năng thị trường trong nước sẽ áp lực.

Nỗi lo tỷ giá sau khi chỉ số DXY vượt mốc 107

Quảng cáo

Ông Trần Trương Mạnh Hiếu, Trưởng Phòng phân tích Chiến lược CTCK KIS Việt Nam cho rằng áp lực lên tỷ giá trong giai đoạn này chủ yếu đến từ các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, có khả năng tỷ giá sẽ sớm hạ nhiệt trong giai đoạn tới.

Thứ nhất, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ có một đợt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 12 này. Điều này sẽ làm đồng USD suy yếu, qua đó giảm áp lực lên tỷ giá.

Thứ hai, giai đoạn cuối năm, nhu cầu sử dụng ngoại tệ sẽ giảm do các doanh nghiệp hầu như hoàn tất việc nhập nguyên vật liệu sản xuất cho giai đoạn cuối năm và Tết 2025.

Thứ ba, do Tết 2025 đến sớm, dòng kiều hối sẽ về sớm hơn, tạo nguồn cung trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng sẽ nhận được tiền hàng sau khi xuất khẩu phục vụ dịp lễ hội cuối năm ở thị trường châu Âu và Mỹ. Vì thế, tỷ giá có thể sẽ hạ nhiệt trong giai đoạn tới.

Ông Bùi Văn Huy

Giám đốc Chi nhánh TPHCM của Công ty Chứng khoán DSC

Còn ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh TPHCM của Công ty Chứng khoán DSC đánh giá rằng xu hướng của DXY tiếp tục tăng trung và dài hạn do Fed hạ lãi suất chậm hơn nhiều NHTW khác và việc ông Trump đắc cử. Có thể có những nhịp điều chỉnh ngắn hạn, nhưng dài hạn DXY ở trong xu hướng tăng.

Sau đợt bán ròng cao điểm, hiện tại xu hướng của khối ngoại là Mua/Bán theo từng thời điểm. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể kỳ vọng khối ngoại sớm trở lại mua ròng mạnh mẽ sau chuỗi bán ròng quyết liệt.

Nhóm nhà đầu tư nào có thể mua và nắm giữ?

Xu hướng ngắn hạn có thể khá khó đoán khi chỉ số đang dao động trong biên độ hẹp ở giai đoạn hiện tại. Vì thế, ông Trần Trương Mạnh Hiếu, Trưởng Phòng phân tích Chiến lược CTCK KIS Việt Nam cho rằng nhà đầu tư ngắn hạn nên chờ tín hiệu phá vỡ ngưỡng 1.300 điểm để mở lại các vị thế. Khi đó, rủi ro sẽ giảm đáng kể.

Đối với nhà đầu tư dài hạn, có thể mở vị thế trong giai đoạn hiện tại do xu hướng tăng trung hạn của chỉ số vẫn được duy trì nhờ các yếu tố cơ bản vĩ mô cải thiện đáng kể. Vì thế, giai đoạn này vẫn là giai đoạn tích lũy phù hợp cho các vị thế dài hạn.

Đây cũng là chiến lược được ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh TP.HCM của Công ty Chứng khoán DSC đưa ra. Việc nắm giữ cổ phiếu đợi chờ thị trường có sóng cho các vị thế trung và dài hạn là vẫn khả thi.

Tuy nhiên đối với nhà đầu tư giao dịch ngắn hạn, thanh khoản vẫn là yếu tố then chốt. Tháng 12 năm nay ngoại trừ một vài phiên FOMO, nhìn chung thanh khoản là rất yếu. Do đó các vị thế ngắn hạn vẫn cần tiết chế vì xác suất thắng chưa cao.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Công ty chứng khoán có cổ phiếu tăng mạnh nhất ngành "cán đích" lợi nhuận năm 2024

Cổ phiếu MBS của CTCP Chứng khoán MB là mã tăng mạnh nhất ngành trong năm 2024. BCTC quý IV/2024 của MBS cho biết Công ty đã "về đích" và đồng thời vượt mốc dư nợ 10.000 tỷ đồng.

MBS được "bật đèn xanh" cho đợt phát hành riêng lẻ gần 600 tỷ đồng MBS, TCBS, KIS mở rộng mạnh thị phần môi giới quý IV/2024 trên HOSE

Thị trường chứng khoán châu Á tăng theo đà của Phố Wall

Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục đà tăng trong phiên chiều 16/1 sau khi lạm phát của Mỹ thấp hơn dự báo khiến các nhà đầu tư lạc quan và tin tưởng rằng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về kinh tế toàn cầu

Cổ phiếu VND tăng trần, khối ngoại bán ròng quy mô lớn

Phiên đáo hạn phái sinh đầu tiên của năm 2025 diễn ra với những vận động khó lường. Cùng với đó là hoạt động bán ròng với quy mô lớn nhất của khối ngoại trong 3 tháng trở lại đây, với hơn 3.000 tỷ đồng.

Cổ phiếu Đầu tư công "thức tỉnh" trong phiên hồi phục thứ 2 của tuần giao dịch Cổ phiếu VNDirect bất ngờ "cháy hàng", thị giá tăng kịch trần

Thị trường chứng khoán châu Á trầm lắng trước khi Mỹ công bố lạm phát

Hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn của châu Á đều giảm điểm trong phiên giao dịch chiều 15/1, giữa bối cảnh các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 13/1

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về kinh tế toàn cầu

Sự chú ý của thị trường hiện đang hướng đến dữ liệu lạm phát của Mỹ, được công bố trong tuần này, và một loạt báo cáo về lợi nhuận doanh nghiệp.

Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á

Thị trường liên tục giảm điểm, nhà đầu tư có đang quá tiêu cực?

Tháng 1 là thời gian rất quan trọng, nếu tháng 1 tích cực thì cả năm cũng sẽ tích cực. Năm nay, tháng 1 khá xấu, với mức giảm từ đầu năm khoảng 4%, ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh Số, Công ty CP Chứng khoán VPBank cho biết.

Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS Giám đốc Dragon Capital: “Chu kỳ đầu tư mạnh mẽ đang dần hiện hữu, thị trường Việt Nam là cơ hội tốt”