Giảm 4/5 phiên, thị trường đứt chuỗi 3 tuần hồi phục

Với 4 phiên giảm liên tiếp cùng biên độ dưới 5 điểm, thị trường đã khép lại một tuần giao dịch ảm đạm và đồng thời đứt chuỗi 3 tuần hồi phục.

Giảm 4/5 phiên, thị trường đứt chuỗi 3 tuần hồi phục

Định vị thị trường

Các thông tin mới về chính sách nới lỏng tài khóa của Trung Quốc và đợt hạ lãi suất cuối năm của ECB không đem đến những diễn biến tích cực cho các thị trường chứng khoán châu Á. Các chỉ số SHCMP (-2,01%), HSI (-2,05%), SZI (-2,23%) đã gặp phải áp lực bán mạnh trong khi KOSPI (+0,5%), STI (+0,18%), NIFTY 50 (+0,39%), TWSE (-0,11%), SET (-0,32%) dao động trong biên độ hẹp.

Thị trường Việt Nam có phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp với mức thiệt hại không đáng kể. Dù vậy, các phiên nguội lạnh cũng khiến cho VN-Index đứt mạch chuỗi 3 tuần hồi phục khi giảm tổng cộng 7,6 điểm.

Chất xúc tác

Chỉ số DXY đo lường sức mạnh của USD đã một lần nữa rướn qua ngưỡng 107 điểm khiến cho nhà đầu tư cảnh giác hơn khi tỷ giá trong nước có thể gây áp lực trở lại. Giá bán USD trên thị trường tự do hiện chưa có những vận động phản ánh theo diễn biến mới từ đồng USD.

Giảm 4/5 phiên, thị trường đứt chuỗi 3 tuần hồi phục
Khối ngoại chỉ bán ròng gần 25 tỷ đồng trên HOSE trong phiên bán ròng thứ 5 liên tiếp.

Khối ngoại đã bán ròng sang phiên thứ 5 liên tiếp với quy mô hơn 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là quy mô bán ròng thấp nhất ghi nhận trong chuỗi bán ra mới. Các mã HDB (+58 tỷ đồng), CTG (+36,15 tỷ đồng), SSI (+34,4 tỷ đồng), PVD (+32 tỷ đồng), PDR (+24,5 tỷ đồng) đã ghi nhận lực mua vào giúp triệt tiêu đáng kể những áp lực từ VCB (-54 tỷ đồng), HPG (-37,05 tỷ đồng), CMG (-32,1 tỷ đồng).

Quảng cáo

Theo thống kê, tỷ trọng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 11,61% trong cả 2 chiều mua/bán, tăng nhẹ so với phiên hôm qua (10%). Nguyên nhân chính đến từ việc các nhà đầu tư trong nước tiếp tục hạn chế giao dịch. Quy mô khớp lệnh của HOSE đã giảm 14% so với phiên hôm qua xuống 419,14 triệu đơn vị, qua đó có 4 phiên liên tiếp ở dưới mức bình quân 20 phiên.

Được biết trong ngày hôm qua (12/12), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có động thái bơm ròng vào hệ thống 20.250 tỷ đồng qua kênh thị trường mở. Trạng thái giao dịch có 50.999,89 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố, có 43.905 tỷ đồng tín phiếu lưu hành trên thị trường.

Vận động thị trường

Sắc đỏ đã xuất hiện ngay từ đầu phiên và VN-Index cũng không có bất kỳ lần nào quay đầu trong phiên cuối tuần. Sang phiên chiều, rung lắc còn xuất hiện nhiều hơn khiến chỉ số VN-Index đã có lúc chạm về 1.260 điểm.

Phải nhờ tới MWG (+1,7%), VIB (+0,8%) hỗ trợ thị trường, chỉ số mới thu hẹp lại đà giảm. Cuối phiên, VN-Index mất 4,78 điểm xuống 1.262,57 điểm (-0,38%). Tổng giá trị giao dịch chỉ đạt 11.417 tỷ đồng, tương đương 478,78 triệu đơn vị.

Mức giảm trên chưa phản ánh được những chuyển biến tiêu cực về tâm lý của nhà đầu tư. Thực tế, thị trường đang tiếp nối những vận động đi ngang vùng 1.260-1.270 điểm kể từ sau phiên bùng nổ tuần trước.

Tuy nhiên, kết quả này vẫn khiến cho VN-Index đã mất đi chuỗi 3 tuần hồi phục cùng với hy vọng của nhà đầu tư đang dần nguội lạnh.

Các mã tăng tốt xuất hiện khá hiếm như VTP (+2,79%), KDC (+2,12%), PAC (+5,53%) trong khi đó số lượng các mã giảm dưới 1% xuất hiện áp đảo như PDR (-0,69%), DIG (-0,96%), VCI (-0,73%), HDG (-0,33%), VIX (-0,99%), FTS (-0,23%), VND (-0,75%), DCM (-0,27%), VHC (-0,82%), POW (-0,41%), CTD (-0,6%), KDH (-0,29%). Tổng cộng, toàn HOSE ghi nhận hơn 60% mã giảm.

Trên HNX và UPCoM, đáng chú ý nhất là trường hợp BSR (+4,7%) sau khi nhận được giấy phép niêm yết trên HOSE. Tuy nhiên, BSR cũng không đủ sức tạo ra sự khác biệt về điểm số cho 2 sàn cũng như nhóm Dầu khí. HNX-Index giảm 0,43% và UPCoM-Index giảm 0,16%. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 1.700 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chủ tịch FPTS: "Không dễ đạt được các con số kế hoạch 2025 do cạnh tranh khốc liệt ngành Chứng khoán"

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 với kế hoạch kinh doanh thận trọng. Tuy nhiên, lãnh đạo FPTS cũng cho rằng việc hoàn thành mục tiêu trong năm là không dễ do sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành.

Sau đợt phát hành ESOP mới, Chủ tịch FPTS đăng ký bán ra cổ phiếu Cho vay kỷ lục, FPTS chưa có kế hoạch huy động vốn trong năm 2025

Chứng khoán châu Á phục hồi nhẹ dù vẫn còn nỗi lo thuế quan

Chứng khoán châu Á chiều 1/4 phục hồi phần nào những tổn thất nặng nề gần đây, nhưng tâm lý thị trường vẫn ảm đạm khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị công bố các biện pháp thuế quan sâu rộng mới.

Chứng khoán châu Á lao dốc khi cổ phiếu ô tô tiếp tục chịu áp lực từ thuế quan Chứng khoán châu Á chao đảo trước thềm Mỹ áp đặt thuế quan mới

Ngân hàng tạo sức bật cho thị trường, sóng khoáng sản được tái kích hoạt

Thị trường vẫn phải nhờ đến nỗ lực của Ngân hàng và nhóm Vingroup để có được phiên tăng hơn 10 điểm. Trong khi đó, nhóm Khoáng sản sau giai đoạn bị chốt lời sâu đã bất ngờ tăng mạnh.

Chứng khoán HSC rót 2.000 tỷ đồng mua trái phiếu kỳ hạn 8 năm của một ngân hàng lớn Chứng khoán KAFI tăng vốn gấp 5 lần chỉ trong 4 năm

Chứng khoán KAFI tăng vốn gấp 5 lần chỉ trong 4 năm

Với kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 7.500 tỷ đồng trong năm 2025, Chứng khoán KAFI sẽ tăng vốn gấp 5 lần chỉ trong vòng 4 năm trở lại đây. Ngoài ra, Công ty cũng dự kiến sẽ đăng ký giao dịch trên UPCoM vào quý II/2025.

Chứng khoán KAFI bị "tuýt còi" do để khách hàng giao dịch vượt quá sức mua Chứng khoán KAFI sẽ tăng vốn gấp đôi lên 5.000 tỷ đồng đầu tháng 12/2024

Chứng khoán HSC rót 2.000 tỷ đồng mua trái phiếu kỳ hạn 8 năm của một ngân hàng lớn

Hội đồng quản trị (HĐQT) của CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC, mã HCM) vừa thông qua quyết định đầu tư 2.000 tỷ đồng vào trái phiếu tăng vốn cấp 2 do Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG) phát hành.

ĐHĐCĐ bất thường HSC: Thông qua kế hoạch tăng vốn, dự báo lợi nhuận năm 2024 tăng 55% Năm 2024, HSC báo lãi gần 1.300 tỷ đồng, tăng 54%

Lo ngại lạm phát, chứng khoán châu Á chứng kiến một phiên “bán tháo” lan rộng

Chốt phiên chiều ngày 31/3, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản) mất 1,84%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 4,1%, xuống còn 35.617,56 điểm.

Chứng khoán châu Á lao dốc khi cổ phiếu ô tô tiếp tục chịu áp lực từ thuế quan Chứng khoán châu Á chao đảo trước thềm Mỹ áp đặt thuế quan mới

Thuế quan của Mỹ đẩy thị trường toàn cầu biến động khó lường

Theo ông Nicolas Forest, Giám đốc đầu tư của quỹ đa tài sản Candriam, sự thay đổi hướng đi của thị trường là điều đáng kinh ngạc. Ông nhận định: "Cơn sốt Trump đã hoàn toàn đảo ngược”.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có tuần giảm điểm thứ hai liên tiếp Chứng khoán châu Á chao đảo trước thềm Mỹ áp đặt thuế quan mới