Phân tích yếu tố tác động mạnh nhất đến giá vàng tuần tới

Báo cáo thị trường lao động trong tuần vừa rồi đã lập tức ảnh hưởng mạnh đến giá vàng, tuy nhiên trong tuần tới thông tin về diễn biến lạm phát Mỹ cũng quan trọng không kém.

Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy ngưỡng kháng cự của giá vàng tiếp theo ở mức 1.710USD/ounce.

Báo cáo mới nhất về thị trường việc làm Mỹ tháng 9/2022 cho thấy số lượng việc làm mới trong tháng giảm, ước tính khoảng 263.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng trước, giảm so với tháng liền trước đó khi mà 315.000 việc làm mới được bổ sung thêm, theo nội dung bài phân tích của chuyên gia thuộc Kitco News.

Thông thường, số liệu về thị trường việc làm tích cực thường được coi như tin tốt cho nhà đầu tư. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng số liệu của ngày thứ Sáu có thể coi như tin xấu cho thị trường bởi khi mà điều kiện trên thị trường lao động vẫn tốt, Fed nhiều khả năng sẽ vẫn phải nâng mạnh tay lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Nhiều nhà đầu tư lo sợ rằng việc Fed nâng lãi suất sẽ gây ra hiệu quả vượt quá việc hạ nhiệt tăng trưởng nền kinh tế mà đẩy nước Mỹ vào suy thoái.

Tác động rất mạnh mà báo cáo việc làm này tạo ra với các loại tài sản trên thị trường tài chính chính là nó phá tan đi hy vọng vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hãm bớt tốc độ nâng lãi suất cơ bản đồng USD. Chính bản thân Fed cũng đã từng kỳ vọng rằng báo cáo thị trường việc làm mới nhất sẽ cho thấy tăng trưởng việc làm thực sự suy giảm để có thể tin rằng các biện pháp kiểm soát lạm phát của Fed đã phát huy tác dụng.

Lạm phát Mỹ như vậy vẫn ở ngưỡng cao nhất trong 40 năm thậm chí sau khi Fed nâng lãi suất tại tất cả các lần họp của FOMC từ tháng 3/2022. Fed nâng lãi suất 25 điểm cơ bản trong tháng 3/2022, 50 điểm cơ bản trong tháng 5/2022 và 75 điểm cơ bản trong tháng 6, tháng 7 và tháng 9/2022. Từ mức 0-0,25% vào tháng 2/2022, lãi suất cơ bản đồng USD hiện đã được Fed nâng lên mức từ 3-3,25% vào cuối tháng 9/2022.

Dù rằng báo cáo mới nhất cho thấy tăng trưởng việc làm chững lại, nhiều người tin rằng sự suy giảm này không đủ để Fed thay đổi quan điểm chính sách và hãm bớt tốc độ nâng lãi suất.

Quảng cáo

Tính toán của CME FedWatch cho thấy nếu như vào tuần trước, khả năng Fed nâng lãi suất 0,75% mới chỉ ở ngưỡng 56,5% thì cho đến ngày thứ Năm tuần vừa rồi nó lên đến 75,2% còn đến cuối tuần đã ở mức 82,3%.

Báo cáo việc làm mới nhất đã tác động mạnh đến chứng khoán Mỹ. Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hạ 630,15 điểm tương đương 2,1% xuống 29.296,79 điểm; chỉ số S&P 500 giảm 104,86 điểm tương đương 2,8% xuống 3.639,66 điểm; chỉ số Nasdaq mất 420,91 điểm tương đương 3,8% xuống 10.652,40 điểm.

Tính cả tuần, cả ba chỉ số vẫn tăng điểm sau ba tuần giảm liên tiếp. Khép lại tuần giao dịch đầy biến động, chỉ số Dow Jones tăng 2%; S&P 50 tăng 1,5% còn chỉ số Nasdaq tăng 0,7%.

Báo cáo mới nhất có ảnh hưởng lớn lên giá vàng, giá vàng khởi đầu phiên ở mức 1.721USD/ounce và sau đó tăng lên ngưỡng cao ước tính 1.722,8USD/ounce. Tuy nhiên, tính đến lúc chốt phiên, giá vàng ở quanh ngưỡng 1.702 cho đến 1.706USD/ounce.

Vậy những diễn biến mới nhất có ý nghĩa ra sao với giá vàng? Dù rằng báo cáo mới nhất rất quan trọng bởi nó là một yếu tố mà Fed cần phải cân nhắc đến trong buổi họp bàn về lãi suất ngày 2/11/2022, tuy nhiên báo cáo lạm phát tháng 9/2022 được công bố vào tuần sau cũng vô cùng quan trọng.

Còn nếu xét đến tác động dài hạn từ chính sách của Fed lên giá vàng, nhiều khả năng Fed sẽ vẫn không ngừng nâng lãi suất và lạm phát vẫn ở mức dai dẳng hơn so với tính toán của thị trường. Nếu giả thuyết đó trở thành sự thật, giá vàng sẽ bị đẩy cao hơn nữa, thế nhưng nó cũng đồng nghĩa sẽ còn thêm khó khăn trước mắt.

Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy ngưỡng kháng cự của giá vàng tiếp theo ở mức 1.710USD/ounce. Ngưỡng kháng cự quan trọng tiếp theo ở mức 1.738USD/ounce, trước đó giá vàng từng chạm mức thấp nhất trong nhiều năm là 1.621USD/ounce.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng