Chỉ số kinh tế Mỹ nào sẽ quyết định diễn biến ngắn hạn của giá vàng?

Các chuyên gia phân tích nhận định giá vàng hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, ví như việc các số liệu kinh tế cho đến hiện tại chưa đủ để Fed thay đổi quan điểm chính sách tiền tệ.

Thị trường vàng hiện đang chịu tác động từ quá nhiều yếu tố, giá vàng ảnh hưởng bởi thông tin lợi suất trái phiếu tăng và nền kinh tế đối diện với nhiều bất ổn.

Theo một số chuyên gia phân tích, số liệu lạm phát Mỹ công bố vào tuần này có thể mang đến “điểm đột phá” cho giá vàng khi mà giá vàng chật vật tìm xu hướng, theo nội dung bài báo mới được Kitco News đăng tải.

Triển vọng trung lập của giá vàng được các chuyên gia đưa ra trong bối cảnh giá vàng chốt tuần ở gần sát ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn, tuy nhiên không có đủ động lực để tái thử thách ngưỡng kháng cự quan trọng. Giá vàng giao hợp đồng tương lai tháng 12/2023 giao dịch lần gần nhất ở mốc 1.977USD/ounce, giảm 1% so với mức chốt của tuần trước đó.

Các chuyên gia phân tích nhận định giá vàng hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, ví như việc các số liệu kinh tế cho đến hiện tại chưa cung cấp đủ bằng chứng để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể rút bớt đi quan điểm chính sách tiền tệ cứng rắn.

Báo cáo về việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ công bố vào ngày thứ Sáu tiếp tục mang đến cho nhà đầu tư “bức tranh” trái chiều, đó là khi số liệu việc làm cải thiện nhưng tăng trưởng mức lương lên cao.

Theo Bộ Lao động Mỹ, số lượng việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ tăng 187.000 trong tháng 7/2023 trong khi đó các chuyên gia đã dự báo về tăng trưởng việc làm ước tính khoảng 200.000. Cùng lúc đó, mức lương người lao động trong tháng trước tăng 0,4%.

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, để giá vàng có thể duy trì được mức như hiện tại hoặc đứng trên ngưỡng 1.980USD/ounce, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2023 dự kiến công bố vào tuần sau sẽ cần phải cho thấy sự hạ nhiệt mạnh hơn so với kỳ vọng.

“Tôi lạc quan thận trọng về triển vọng giá vàng tuần sau, tuy nhiên nếu chỉ số CPI tăng thấp và giá vàng không thể tăng mạnh, như vậy có thể nói giá vàng đã thực sự mất đà. Nếu giá vàng không tăng trong bối cảnh đó, tôi nghĩ thị trường cần có những sự điều chỉnh lại ở ngưỡng giá thấp hơn”, chuyên gia môi giới hàng hóa cao cấp tại quỹ FJO Futures – ông Dan Pavilonis.

Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích không tin lạm phát sẽ giảm sâu hơn. Trưởng bộ phận đầu tư các sản phẩm tương lai và tiền tệ tại Tastylive.com, ông Christopher Vecchio, nói rằng ông không cảm thấy thuyết phục với dự báo lạm phát sẽ đạt mức mục tiêu 2% của Fed.

Quảng cáo

Cũng theo ông Vecchio, những yếu tố nền hỗ trợ kéo CPI giảm so với mức đỉnh vào năm ngoái giờ đang mất dần, ngoài ra, kinh tế Mỹ cũng đang đương đầu với đợt tăng giá thực phẩm và năng lượng mới.

“Tôi nghĩ đến rủi ro số liệu lạm phát sẽ chỉ ủng hộ cho quan điểm của Fed rằng lãi suất sẽ duy trì ở ngưỡng cao trong thời gian dài. Rõ ràng thị trường có thể đang tính đến đợt nâng lãi suất vào tháng 11/2023, như vậy giá vàng sẽ đương đầu với môi trường đầy thách thức”, ông Vecchio phân tích.

Giá vàng đã rơi xuống những ngưỡng hỗ trợ quan trọng sau quyết định hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ của Fitch Ratings, giá vàng sẽ cần thêm thời gian để lấy lại đà tăng.

“Tôi chưa thấy giá vàng có định hướng rõ ràng trong vài tuần tới của giá vàng. Cứ mỗi khi giá vàng vượt qua ngưỡng 1.950USD/ounce, đà tăng không duy trì lâu. Và cứ mỗi khi nhà đầu tư bán tháo, việc bán cũng không diễn ra trong thời gian quá dài”, ông Vecchio nói.

Ông Vecchio cũng nói đến rủi ro kể cả nếu số liệu lạm phát thấp hơn so với kỳ vọng, nó cũng không đủ để khiến Fed thay đổi quan điểm chính sách bởi sẽ có rất nhiều thông tin được công bố trước thềm cuộc họp bàn chính sách của Mỹ vào tháng 9 và tháng 11.

Thị trường vàng không chỉ chịu tác động từ quan điểm chính sách tiền tệ của Fed. Giá vàng đã được hỗ trợ khi mà nỗi sợ về khả năng kinh tế chững lại củng cố cho quan điểm vàng là công cụ đầu tư an toàn.

Tuần vừa rồi, quyết định của Fitch Ratings trong việc hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ đã khẳng định cho việc đó. Vào đêm ngày thứ Ba, Fitch Ratings hạ xếp hạng nợ dài hạn của Mỹ xuống AA+ từ mức AAA.

Chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại quỹ OANDA, ông Ed Moya, hiện đang có quan điểm cho rằng việc bị hạ xếp hạng sẽ khiến người ta quan tâm nhiều hơn đến “sức khỏe” của kinh tế Mỹ, lợi suất trái phiếu cao có thể tạo ra nhu cầu với vàng trong vị thế tài sản an toàn.

“Nếu lợi suất trái phiếu vẫn tiếp tục tăng, yếu tố này có thể ảnh hưởng đến các thị trường. Lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn vẫn là môi trường mà giá vàng có thể tăng, đặc biệt nếu phố Wall lo lắng về tình trạng thâm hụt ngân sách”, ông Moya nói.

Dù rằng trong ngắn hạn giá vàng vẫn có những áp lực, ông Moya tin vẫn có lý do để có thể lạc quan về triển vọng giá vàng trong dài hạn nếu Fed thực sự ở cuối của quá trình siết chặt chính sách tiền tệ.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?