Nhựa An Phát Xanh muốn chuyển nhượng 48,65% vốn tại An Thành Bicsol, Chủ tịch VKC Holdings mua 2 triệu cổ phiếu VKC

Hội đồng quản trị Công ty CP Nhựa An Phát Xanh vừa thông qua việc chuyển nhượng 48,65% vốn sở hữu trực tiếp tại Công ty CP An Thành Bicsol cho Công ty CP An Tiến Industries.

Nhựa An Phát Xanh muốn chuyển nhượng 48,65% vốn tại An Thành Bicsol, Chủ tịch VKC Holdings mua 2 triệu cổ phiếu VKC

Nhựa An Phát Xanh muốn chuyển nhượng 15,5 triệu cổ phiếu ATT cho công ty con

Hiện tại, Công ty CP Nhựa An Phát Xanh (mã AAA) đang sở hữu trực tiếp 48,69% vốn của Công ty CP An Thành Bicsol (mã ATT), tương đương hơn 15,52 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, AAA đã thông qua quyết định chuyển nhượng phần lớn vốn của ATT (tương ứng hơn 15,51 triệu cổ phiếu) cho công ty con là Công ty CP An Tiến Industries (mã HII). AAA hiện sở hữu trực tiếp 54,85% vốn điều lệ của HII.

Thời gian chuyển nhượng dự kiến diễn ra trong quý I và quý II/2025. Sau khi hoàn tất chuyển nhượng, tỷ lệ sở hữu vốn trực tiếp của AAA tại ATT giảm còn 0,03%, tương ứng 10.000 cổ phiếu.

Mặt khác, HII đang là công ty mẹ của ATT, sở hữu trực tiếp 51% vốn điều lệ, tương đương 16,26 triệu cổ phiếu. Sau khi nhận chuyển nhượng 48,65% vốn ATT từ công ty mẹ AAA, HII sẽ tăng tỷ lệ sở hữu trực tiếp ATT lên 99,65%, tương đương 31,77 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VKC Holdings mua vào 2 triệu cổ phiếu VKC

Ông Thân Xuân Nghĩa, Chủ tịch HĐQT Công ty CP VKC Holdings (mã VKC) báo cáo đã mua vào 2 triệu cổ phiếu VKC để nâng sở hữu từ 1 triệu cổ phiếu (5,19% vốn điều lệ), lên 3 triệu cổ phiếu (15,56% vốn điều lệ), giao dịch được thực hiện từ ngày 17/1 đến ngày 7/2/2025.

Nếu tính theo giá thị trường ngày 7/2 là 1.100 đồng/cổ phiếu, ước tính vị chủ tịch này đã chi ra số tiền khoảng 2,2 tỷ đồng để mua thêm 2 triệu cổ phiếu.

Lãnh đạo VKC mua vào cổ phiếu trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém khả quan. Năm 2024 vừa qua, VKC Holdings ghi nhận doanh thu đạt gần 25 tỷ đồng, giảm 6,8% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế hơn 158 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ hơn 88 tỷ đồng.

Với việc tiếp tục lỗ trong năm 2024, tính tới ngày 31/12/2024, VKC Holdings đã nâng tổng lỗ lũy kế lên 464 tỷ đồng, gấp 2,3 lần vốn điều lệ (vốn điều lệ 200 tỷ đồng).

Trên thị trường cổ phiếu VKC đang bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội duy trì diện hạn chế giao dịch do công ty có vốn chủ sở hữu âm trên báo cáo tài chính bán niên năm 2024 và đồng thời đơn vị kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2023 đã được kiểm toán. Hiện cổ phiếu VKC chỉ được giao dịch trong phiên thứ Sáu hàng tuần.

Chủ tịch Legamex muốn bán hết cổ phiếu

Quảng cáo

Ông Nguyễn Hoàng Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Giày da và May mặc Xuất khẩu (Legamex, mã LGM) đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu nắm giữ vì mục đích đầu tư cá nhân. Dự kiến giao dịch diễn ra từ ngày 13/2 - 12/3/2025.

Cụ thể, ông Vũ muốn bán toàn bộ 295.300 cổ phiếu LGM đang nắm giữ, tương đương 3,99% vốn điều lệ. Tạm tính theo mức giá 13.100 đồng/cổ phiếu tại phiên ngày 13/2, ước tính ông Vũ sẽ thu về khoảng 3,9 tỷ đồng nếu giao dịch thành công và không còn là cổ đông tại Legamex.

Ông Vũ trở thành Chủ tịch HĐQT Legamex từ tháng 2/2024 và mua lượng cổ phiếu trên trong giai đoạn từ ngày 16/5 - 14/6/2024. Đáng chú ý, đây cũng là giai đoạn Legamex chứng kiến sự thay đổi lớn trong cơ cấu cổ đông và biến động thượng tầng.

Thành viên HĐQT Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đăng ký bán hết cổ phiếu

Ông Đặng Đình Phúc, thành viên HĐQT độc lập Công ty CP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã TDC) đăng ký bán ra toàn bộ 139.000 cổ phiếu TDC để giảm sở hữu từ 0,14% vốn điều lệ về 0 cổ phiếu, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 20/2 - 20/3/2025.

Vị lãnh đạo muốn thoái vốn khi gần đây cổ phiếu TDC đang hút dòng tiền và bật tăng hơn 32% trong vòng gần 4 tháng (từ ngày 15/10/2024 đến ngày 14/2/2025) từ mức 9.560 đồng lên 12.650 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu của doanh nghiệp tăng đồng pha với hoạt động kinh doanh có nhiều khởi sắc. Trong quý IV/2024, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương ghi nhận doanh thu đạt 764 tỷ đồng, tăng 485% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 317 tỷ đồng, so với cùng kỳ lỗ 36,99 tỷ đồng. Luỹ kế trong năm 2024, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương ghi nhận doanh thu đạt 1.170 tỷ đồng, tăng 289% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 421 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 403 tỷ đồng.

Petrolimex muốn thoái toàn bộ vốn tại Petrolimex Lào

HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã PLX) vừa phê duyệt phương án thoái vốn tại Công ty TNHH MTV Petrolimex Lào.

Cụ thể, PLX sẽ chuyển nhượng toàn bộ giá trị phần vốn góp của Tập đoàn tại Petrolimex Lào. Hiện tại, tổng giá trị phần vốn góp của PLX là 1,89 triệu USD, tương đương 100% vốn điều lệ của Petrolimex Lào.

Petrolimex sẽ tổ chức đấu giá công khai theo lô (toàn bộ giá trị phần vốn góp là 1 lô) qua Tổ chức đấu giá tài sản tại Việt Nam. Thời gian đấu giá dự kiến trong quý I/2025 với giá khởi điểm là hơn 68,1 tỷ đồng. Tỷ lệ đặt cọc là 10% giá khởi điểm của phần vốn góp chào bán.

Cuộc đấu giá sẽ được tiến hành khi có ít nhất 2 nhà đầu tư là đối tượng tham gia đã nộp hồ sơ hợp lệ và thực hiện đầy đủ các thủ tục tham dự cuộc đấu giá.

Theo Petrolimex, phương án thoái vốn tại Petrolimex Lào là theo chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước và đề án cơ cấu tập đoàn giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2035 đã được ĐHĐCĐ bất thường của PLX thông qua ngày 6/12/2022.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Sau giai đoạn uốn lượn như “rồng”, thị trường chứng khoán có “vươn mình” như một “chú rắn”?

"Tôi kỳ vọng thị trường Việt Nam sẽ được nâng hạng vào tháng 9. Do vậy, câu chuyện một chú rắn “vươn mình và tăng trưởng rất mạnh mẽ” phù hợp với kịch bản mà chúng tôi từng đưa ra", ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường VPBankS nói.

Trái chiều dự báo diễn biến thị trường chứng khoán Phiên 18/2: Khối ngoại tiếp chuỗi "xả hàng" 12 phiên liên tiếp, ngược chiều gom hơn trăm tỷ một mã chứng khoán

Khối ngoại bán ròng gần 14.000 tỷ đồng sau hơn nửa tháng đầu năm

Tính từ đầu năm đến hết phiên ngày 17/2, khối ngoại đã bán ròng xấp xỉ 13.600 tỷ đồng. Trước đó, năm 2024, khối ngoại từng bán ròng gần 94.450 tỷ đồng, vượt qua mức bán ròng kỷ lục trong lịch sử ghi nhận vào năm 2021.

Trái chiều dự báo diễn biến thị trường chứng khoán Mối lo thuế quan "hạ nhiệt", thị trường chứng khoán châu Á "đổi chiều"

Cổ phiếu Ngân hàng, Thép, Khoáng sản và sự luân chuyển của dòng tiền

Dù Ngân hàng đã ghi nhận nhiều cổ phiếu phá kỷ lục trong giai đoạn đầu năm nhưng các mã Khoáng sản mới đang là hiện tượng của thị trường. Đây cũng là bằng chứng cho thấy dòng tiền đang liên tục vận động giai đoạn đầu xuân Ất Tỵ.

Các đối tác thương mại phản đối thuế thép và nhôm của Mỹ Khi thị trường đang gần mốc 1.300 điểm hơn

Khi thị trường đang gần mốc 1.300 điểm hơn

Các thông tin tích cực trong tuần vừa qua đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có 4 tuần tăng điểm liên tiếp và gần mốc 1.300 điểm hơn. Các chuyên gia đã đưa ra quan điểm về thành quả thị trường và dự báo về khả năng chinh phục mốc 1.300 điểm.

Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng Tuần tăng điểm thứ 4 liên tiếp của thị trường chứng khoán Việt Nam