Nhìn lại những diễn biến bất ngờ trong hoạt động FDI toàn cầu năm 2022

Đầu tư vào Trung Quốc cao chưa từng thấy, FDI vào Mỹ dù giảm nhưng vẫn đứng đầu thế giới.

Nước Mỹ là điểm đến hàng đầu của các doanh nghiệp muốn mở rộng ra nước ngoài trong năm ngoái, tuy nhiên dòng vốn chững lại khi mà các doanh nghiệp trên toàn cầu cắt giảm đầu tư ngoại trong bối cảnh bất ổn và chi phí lãi vay tăng cao, theo nội dung báo cáo đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới được Liên hợp quốc (UN) đăng tải.

Đầu tư ngoại vào Mỹ năm 2022 hạ xuống còn 285 tỷ USD từ mức 388 tỷ USD của năm 2021, chủ yếu do việc nhà đầu tư nước ngoài giảm mua doanh nghiệp Mỹ, theo số liệu của Liên hợp quốc (UN) công bố vào ngày thứ Tư.

Nước Mỹ có thể thu hút thêm nhiều vốn đầu tư hơn nữa trong tương lai gần khi mà thêm nhiều doanh nghiệp ngoại tận dụng lợi thế của đạo luật IRA mới được công bố. Đạo luật này trợ cấp cho việc đầu tư vào các dự án điện tái tạo và tăng cường sản xuất năng lượng từ những nguồn tái sinh. UN khẳng định hiện vẫn còn quá sớm để nói đến tác động từ đạo luật nào.

Trên toàn cầu, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp năm 2022 giảm 12% so với năm 2021 xuống 1,3 nghìn tỷ USD và nhiều khả năng sẽ hồi phục mạnh mẽ trong năm nay bởi xét đến việc các nhà điều hành doanh nghiệp cũng không chắc chắn và ngại rủi ro.

Năm 2022 là năm mà FDI toàn cầu sụt giảm mạnh nhất tính từ năm 2009, ngoại trừ năm 2020 khi mà đại dịch COVID-19 căng thẳng.

Mức sụt giảm thấp hơn so với kỳ vọng của UN bởi xét đến mức độ bất ổn của các hoạt động kinh tế trên toàn cầu, trong đó phải kể đến ảnh hưởng dai dẳng của đại dịch COVID-19, giá thực phẩm và năng lượng tăng vọt cũng như sự đối đầu Mỹ - Trung Quốc.

Quảng cáo

“Triển vọng đầu tư quốc tế dường như khá u ám trong năm ngoái. Dòng vốn đầu tư trực tiếp toàn cầu chịu ảnh hưởng, tuy nhiên vững vàng hơn so với kỳ vọng”, tổng thư ký Ủy ban Thương mại và Phát triển của UN – bà Rebeca Grynspan phân tích.

Đầu tư vào nhóm các nền kinh tế phát triển giảm 37% trong năm ngoái. Liên minh châu Âu (EU) đã ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng về vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên UN cho biết con số thống kê về đầu tư đã bị bóp méo bởi diễn biến liên quan đến Luxembourg, nơi vốn được nhiều doanh nghiệp sử dụng như địa bàn để trốn thuế.

Ngoại trừ Luxembourg, UN công bố đầu tư mới vào EU tăng lên mức 197 tỷ USD từ mức 127 tỷ USD năm liền trước.

Dù đầu tư vào Trung Quốc thấp hơn Mỹ, nhưng với nước này, đầu tư năm 2022 cao chưa từng có trong lịch sử là 189 tỷ USD, mức tăng 5%. Phần lớn tăng trưởng đầu tư vào Trung Quốc đến từ doanh nghiệp châu Âu.

Tuy nhiên, điều này có thể sớm thay đổi. Các nhà hoạch định chính sách châu Âu hiện đang thận trọng hơn với tham vọng kinh tế của Bắc Kinh cũng như sự thống trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Vào tháng 3/2023, chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) – bà Ursula von der Leyen đã nói đến khả năng kiểm soát đầu tư của doanh nghiệp châu Âu vào Trung Quốc.

Cũng theo UN, ngày một nhiều nước đang rà soát lại hoạt động đầu tư ra nước ngoài bởi lo lắng đến triển vọng an ninh quốc gia trong nhiều lĩnh vực. Năm 2022, tổng số nước rà soát chặt chẽ hoạt động này tăng lên 37 từ ngưỡng 35 trước đó, trong khi đó khoảng 9 quốc gia tăng cường phạm vi rà soát.

Trước đây năm 2006, chỉ có 3 quốc gia rà soát đầu tư ra nước ngoài vì lý do an ninh quốc gia.

UN ước tính rằng số lượng các vụ sáp nhập doanh nghiệp liên biên giới và thâu tóm doanh nghiệp giảm đi bởi những nỗi lo về quản lý hoặc chính trị tăng đến 30% so với năm 2021.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên