Nhiều yếu tố khiến cho người châu Âu ngày một nghèo đi

Khi mà tiêu dùng người dân rớt mạnh, kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái ở thời điểm đầu năm nay, không ngạc nhiên khi ngày một nhiều chuyên gia đưa ra những dự báo bi quan.

Người châu Âu đang đương đầu với thực tế kinh tế mới, điều mà họ chưa từng trải qua trong nhiều thập kỷ, họ đang nghèo đi qua thời gian, theo nội dung bài báo mới được MSN đăng tải.

Cuộc sống trên “lục địa già” bao nhiêu lâu nay vốn là niềm ngưỡng vọng của người dân nhiều châu lục khác trên thế giới hiện đang mất đi sức hút khi mà sức mua của đồng tiền tại châu Âu đang giảm đi sức mua.

Người Pháp giảm ăn gan ngỗng, uống ít rượu vang đỏ hơn. Người Tây Ban Nha giảm sử dụng dầu oliu. Người Phần Lan sử dụng phòng xông hơi vào những ngày nhiều gió khi tiền điện đỡ đắt đỏ. Tại khắp nước Đức, tiêu thụ thịt và sữa rơi xuống ngưỡng thấp nhất trong 3 thập kỷ còn thị trường thực phẩm hữu cơ một thời tăng trưởng nóng giờ đây đã suy giảm về quy mô.

Bộ trưởng Kinh tế Ý, ông Adolfo Urso, đã phải triệu tập cuộc họp khẩn cấp vào tháng 5/2023 để bàn về vấn đề giá mì Ý, loại thực phẩm truyền thống tại nước này. Giá mì Ý đã tăng hơn gấp 2 lần so với tỷ lệ lạm phát tại nước này.

Khi mà tiêu dùng người dân rớt mạnh, kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái ở thời điểm đầu năm nay, không ngạc nhiên khi ngày một nhiều chuyên gia đưa ra những dự báo bi quan.

Nhiều năm qua, việc dân số già đi, người lao động ưu tiên có nhiều thời lao động tại đây trì trệ. Sau đó, COVID-19 và căng thẳng Nga – Ukraine lần lượt xảy ra. Việc chuỗi cung ứng toàn cầu bị bóp nghẹt và giá năng lượng, thực phẩm tăng vọt đã làm trầm trọng thêm tình hình tại đây.

Trong khi đó, phản ứng của các chính phủ chỉ làm phức tạp thêm vấn đề. Để giữ việc làm, họ tập trung trợ cấp cho các chủ doanh nghiệp, khiến người tiêu dùng không có tiền mặt dự trữ khi cú sốc giá xảy ra. Ngược lại tại Mỹ, người Mỹ hưởng lợi từ giá nhiên liệu hạ nhiệt và các khoản hỗ trợ trực tiếp của chính phủ để duy trì tiêu dùng.

Quảng cáo

Trong quá khứ, với các điều kiện kinh tế và tiêu dùng tương tự, ngành xuất khẩu sẽ mang đến bệ đỡ quan trọng. Tuy nhiên lần này mọi chuyện khó khăn hơn nhiều. Trung Quốc, thị trường tiêu thụ hàng hóa quan trọng của châu Âu, hiện đang khó khăn. Chi phí năng lượng cao và lạm phát ở ngưỡng chưa từng thấy tính từ thập niên 1970 đang làm giảm đi lợi thế của hàng châu Âu trên thị trường quốc tế.

Khi mà thương mại toàn cầu hạ nhiệt, việc châu Âu phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu đang trở thành yếu điểm. Xuất khẩu chiếm khoảng 50% GDP châu Âu trong khi đó tại Mỹ tỷ lệ này chỉ ở mức khoảng 10%.

Tính từ năm 2019 đến nay, tiêu dùng cá nhân giảm khoảng 1% trong nhóm 20 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, theo tính toán của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). OECD là tập hợp của các nước giàu có.

Tại Mỹ, nơi mà các hộ gia đình đang hưởng lợi từ thị trường lao động tăng trưởng tốt và thu nhập cải thiện, tiêu dùng cá nhân trong khi đó tăng 9%. EU hiện đang chiếm khoảng 18% tổng tiêu dùng toàn cầu trong khi đó tỷ lệ này tại Mỹ là khoảng 28%. 15 năm trước đây, tỷ lệ của EU và Mỹ đều ở mức thấp hơn nhiều.

Tính từ năm 2019, sau khi điều chỉnh với lạm phát và ngang giá sức mua, mức lương của người lao động tại Đức giảm khoảng 3%, tại Italy và Tây Ban Nha hạ khoảng 3,5% và tại Hy Lạp khoảng 6% trong cùng khoảng thời gian trên, theo tính toán của OECD.

Tầng lớp trung lưu có thể cảm nhận rõ nét điều này. Tại Brussels, một trong những thành phố giàu có, rất nhiều giáo viên và y tá xếp hàng dài để mua rau thịt giảm giá một nửa.

Giới phân tích dự đoán khi chi phí quốc phòng tăng lên và lãi vay ở mức cao, các chính phủ châu Âu sớm muộn cũng sẽ tăng thuế. Thuế tại châu Âu vốn đã ở mức cao so với các nước phát triển khác. Người Mỹ có thể giữ khoảng ba phần tư thu nhập sau khi nộp các loại thuế. Nhưng người Pháp và Đức thì chỉ còn nửa.

Nhiều công đoàn châu Âu đang đấu tranh giảm giờ làm, thay vì tăng lương. IG Metall – công đoàn lớn nhất Đức – đang kêu gọi giữ nguyên mức lương, nhưng tuần chỉ làm 4 ngày. Họ cho rằng tuần làm việc ngắn hơn sẽ cải thiện tâm lý và chất lượng cuộc sống của lao động, đồng thời thu hút nhân lực trẻ.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?