Nhiều tiền cỡ nào mới được gọi là “giàu có” ở Hàn Quốc?

Những người giàu “mới nổi” ở độ tuổi 30,40 đang chiếm 18,4% trên tổng số người giàu ở Hàn Quốc.

Điều kiện tối thiểu để xác định là người “giàu có” ở Hàn Quốc là những người 42 tuổi phải có số tiền gốc ban đầu là 820 triệu won (tương đương 630.000 USD).

Báo cáo về độ giàu có của người Hàn Quốc năm 2022 (Korean Wealth Report 2022) do một nhóm chuyên gia cố vấn thuộc tổ chức tài chính KB Financial Group biên soạn. Nội dung báo cáo dựa trên một nghiên cứu được thực hiện vào tháng 6 và tháng 7 năm 2022. Cuộc khảo sát được tiến hành trực tiếp với 400 người, nắm giữ hơn 1 tỷ won tài sản tài chính.

Báo cáo định nghĩa người “giàu có” là người sở hữu khối tài sản tài chính hơn 1 tỷ won.

Tính đến năm 2021, Hàn Quốc có tổng cộng 424.000 người "giàu có", tăng 31.000 người so với số lượng 393.000 người vào năm 2020. Họ chiếm 0,82% tổng dân số Hàn Quốc, cao hơn 0,06 điểm phần trăm so với năm trước.

Theo báo cáo, những người được hỏi cho biết số tiền ban đầu tối thiểu để tích lũy tài sản trung bình là 820 triệu won. Họ đã tiết kiệm được số tiền đó ở độ tuổi trung bình là 42 tuổi.

Họ trả lời rằng họ đã tích lũy khoản tiền đó thông qua đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán và tiết kiệm. Thu nhập kinh doanh chiếm trung bình 37,5% tài sản của họ, trong khi phần còn lại được tạo thành từ đầu tư bất động sản, thừa kế, thu nhập và đầu tư tài chính.

Theo khu vực, 45,1%, tương đương 191.000 người, đang sống ở Seoul, tiếp theo là tỉnh Gyeonggi và Busan với lần lượt là 94.000 người và 29.000 người.

Trong nhóm này, 44,8% người giàu cho biết họ coi bản thân là người giàu có.

Quảng cáo

Tuy nhiên, chỉ 21,6% những người có tổng tài sản hơn 5 tỷ won nhận họ "giàu có". Trong khi đó, 23,8% những người có tổng tài sản hơn 10 tỷ won nói rằng họ không giàu có.

27% số người được hỏi cho biết một người cần phải có tổng tài sản hơn 10 tỷ won để trở nên giàu có, trong khi 17,5% khác cho rằng 5 tỷ won là mốc tiêu chuẩn.

Người giàu cho rằng đặt mục tiêu tài chính là cách tốt nhất để có động lực tích lũy tài sản. Các phương pháp khác bao gồm sử dụng nợ và phân bổ tài sản.

Báo cáo cũng xem xét sự giàu có của những người tương đối trẻ. Báo cáo phân loại những người tham gia khảo sát trong độ tuổi từ 30 đến 49 với tài sản tài ròng từ trên 1 tỷ won và dưới 2 tỷ won là “người giàu mới”. Nhóm đối tượng này khác nhóm “người giàu truyền thống”, là những người trong nhóm từ 50 tuổi trở lên với hơn 2 tỷ won tài sản tài chính.

Tính đến năm 2021, khoảng 78.000 người Hàn Quốc trẻ tuổi giàu có, chiếm 18,4% tổng số người giàu Hàn Quốc với hơn 1 tỷ won.

Khi được hỏi họ tích lũy tài sản bằng cách nào, 33,2% trả lời họ kiếm tiền từ thu nhập kinh doanh, 26,4% cho biết đầu tư bất động sản và 20,7% cho biết họ được thừa kế.

Những người mới giàu trả lời rằng cần phải có ít nhất 700 triệu won tiền gốc để tích lũy tài sản.

Tổng tài sản của họ trung bình bao gồm 67,4% tài sản bất động sản và 29,5% tài sản tài chính.

3/4 người giàu mới không hài lòng với tình hình hiện tại của họ. Trong khi 66,2% người giàu truyền thống cho biết họ coi bản thân là người giàu, thì chỉ có 26,4% người mới giàu nhận mình giàu.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu