Nhật Bản thâm hụt thương mại cao kỷ lục trong nửa đầu tài khóa 2022

Mức thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong nửa đầu tài khóa hiện nay là mức thâm hụt lớn nhất trong bất kỳ giai đoạn nửa tài khóa nào từ trước đến nay trong bối cảnh đồng yen giảm giá so với đồng USD.

Nhật Bản đã thâm hụt thương mại kỷ lục 11.010 tỷ yen (73 tỷ USD) trong nửa đầu tài khóa 2022 (bắt đầu từ ngày 1/4/2022), do kim ngạch nhập khẩu tăng bởi giá nguyên liệu và năng lượng cao hơn. Thêm vào đó, đồng yen giảm giá so với đồng USD, xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, cũng góp phần thúc đẩy mức thâm hụt thương mại của Nhật Bản.

Thâm hụt thương mại gia tăng cho thấy tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, vốn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Trong khi đó, đồng yen yếu hơn, từng được ủng hộ như một lợi ích cho các nhà xuất khẩu - động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, đã làm xói mòn sự giàu có của đất nước này.

Mức thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong nửa đầu tài khóa hiện nay là mức thâm hụt lớn nhất trong bất kỳ giai đoạn nửa tài khóa nào kể từ trước tới nay.

Quảng cáo

Nhật Bản ghi nhận mức thâm hụt thương mại kỷ lục trước đó là 8.760 tỷ yen trong nửa cuối năm tài khóa 2013 (từ tháng 10/2013 đến hết tháng 3/2014).

Trong sáu tháng tính đến hết tháng 9/2022, kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản tăng 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 60.580 tỷ yen, vượt xa kim ngạch xuất khẩu với mức tăng 19,6%, đạt 49.580 tỷ yen.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật Bản bao gồm ôtô và chất bán dẫn, trong khi nhập khẩu dầu thô, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và than đá có sự tăng trưởng rõ rệt.

Nhật Bản đã thâm hụt thương mại trong 14 tháng qua, giữa bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine (U-crai-na) khiến giá dầu thô và các năng lượng khác tăng mạnh. Trong tháng 9/2022, thâm hụt thương mại của Nhật Bản ở mức 2.090 tỷ yen, sau khi ghi nhận mức thâm hụt theo tháng cao kỷ lục 2.820 tỷ yen một tháng trước đó.

Sự suy yếu của đồng yen, hệ quả của việc nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), làm tăng thêm tình trạng tồi tệ của nền kinh tế Nhật Bản, do nó làm tăng chi phí nhập khẩu.

Theo Vietnam+ Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán thế giới đa phần tăng điểm bất chấp số liệu kinh tế trái chiều

Chứng khoán Phố Wall mở cửa giảm mạnh sau khi số liệu chính phủ cho thấy kinh tế Mỹ quý I/2025 suy giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái.

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần thận trọng do bất ổn thương mại Công ty chứng khoán điểm tên nhiều cổ phiếu hấp dẫn, có thể “xuống tiền”

Chính phủ Mỹ xem xét nới lỏng tác động của thuế ô tô

Mỹ sẽ công bố kế hoạch giảm bớt tác động của thuế ô tô vào ngày 29/4 (giờ địa phương), bằng cách miễn một số loại thuế áp lên linh kiện nước ngoài được lắp ráp trong các xe sản xuất nội địa.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực

Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người

IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.

Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc Hàn Quốc: Chủ tịch 4 tập đoàn lớn họp khẩn để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ Ứng dụng Temu có thể bị chặn nếu chưa hoàn thành đăng ký trong tháng 11